Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon mê ly

Hột vịt lộn là món ăn đặc trưng của người Việt. Thế nhưng lẩu hột vịt lộn thì không phải ai cũng có dịp thưởng thức. Vào những ngày cuối đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, nếm món ăn bổ dưỡng này không chỉ giúp bạn giữ nhiệt mà nó còn lạ miệng, thơm ngon, bổ dưỡng. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu lẩu hột vịt lộn đơn giản, dễ thực hiện nhất. Chắc chắn sau khi xem qua xong, ai cũng có thể xắn tay vào bếp chiêu đãi cả nhà.

banner ads
lau hot vit lon
Lẩu hột vịt lộn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh internet

1. Chuẩn bị nấu lẩu hột vịt lộn

Muốn hoàn thành nồi lẩu hột vịt lộn ăn là ghiền, trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu:

  • Trứng vịt lộn: Mua loại còn sống, chưa qua sơ chế. Nên chọn loại mà vịt chưa mọc lông - nhau chỉ mới chớm hình thành. Như vậy nước dùng sẽ ngon, béo và bổ dưỡng hơn.
  • Xương heo: Mục đích nấu để lấy nước ngọt nên mọi người chọn phần xương ống hoặc xương đùi là tốt nhất.
  • Thịt bò: Ưu tiên thịt thăn
thit than
Lựa chọn thịt bò nên ưu tiên thịt thăn vị sẽ ngon, ngọt nước hơn. Ảnh internet
  • Rau ăn kèm: Tùy sở thích của mỗi người. Bình thường rau ngải cứu, cải thảo, bắp cải, rau dền, rau muống... là những loại được người ăn lẩu ưa chuộng nhất.
  • Bún/ miến hoặc mì sợi
  • Tàu hũ trắng, tàu hũ vàng
  • Gia vị nêm nếm: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, sa tế...

Về liều lượng của nguyên liệu. Điều này phụ thuộc vào khẩu phần ăn. Nhà bạn có số lượng đông người hay ít người thì cứ mạnh dạn điều chỉnh tỷ lệ phù hợp.

2. Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon tuyệt cú mèo

Vì thời gian chế biến món lẩu hột vịt lộn khá lâu, khoảng 1 tiếng – 1 tiếng 30 phút. Vậy nên nếu bạn là người khá bận rộn, vậy thì “trổ tài” thực hành vào các ngày cuối tuần rảnh rỗi sẽ hợp lý hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu món này.

2.1 Sơ chế, làm sạch nguyên liệu

  • Trước khi nấu, tất cả các nguyên liệu cần phải được sơ chế. Để tiết kiệm, rút gọn thời gian, bạn hãy lần lượt làm theo thứ tự sau:
  • Đối với thịt thăn cẩn thận rửa sạch dưới vòi nước. Cách nấu lẩu hột vịt lộn của các mẹ thông thường đều khử tanh bằng giấm. Thế nhưng nếu không có giấm thì thay thế bằng muối vẫn được. Sau đó cắt từng lát mỏng rồi mang ướp gia vị. Bao gồm: nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm. Thời gian ướp khoảng 15 phút là gia vị sẽ ngắm hoàn toàn vào thịt.
rau an lau
Chuẩn bị rau ăn lẩu. Ảnh internet
  • Về phần rau, cứ nhặt sạch rồi rửa qua với nước muối pha loãng. Nếu kỹ lưỡng, mọi người nên ngâm thêm với nước muối khoảng 5 phút - 10 phút để phòng ngừa các tác hại của phân thuốc (nếu có). Còn đối với những loại rau chắc chắn original thì chỉ cần 1 bước rửa qua nước là đủ.
  • Riêng nấm, cần cắt bỏ phần gốc. Rửa qua 4 – 5 lần nước sạch. Trường hợp dùng nấm khô, bạn nên cho vào nước ấm ngâm khoảng 15 phút rồi vớt ra rửa lại với nước sạch và để ráo. 

2.2 Nấu nước lèo

  • Nước lèo hay còn gọi là nước dùng xương, chúng quyết định đến 90% kết quả của món ăn. Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon nhất là tái sử dụng nước luộc xương heo. Vì phần này có vị ngọt thanh tự nhiên từ xương ống, nên chỉ cần nêm nếm thêm 1 chút gia vị nữa thôi là chúng ta sẽ có một “kết tinh” đậm đà, chuẩn đầu bếp nhất.
nuoc leo
Tận dụng nước luộc xương sẽ giúp nước lèo ngọt hơn. Ảnh internet
  • Một mẹo nhỏ khuyến khích các chị em nội trợ là nên dùng dừa tươi để luộc xương heo. Tổng hợp của quả ngọt tự nhiên và xương ống sẽ cho bạn một nồi nước lèo vô cùng xuất sắc.

2.3 Thưởng thức

  • Sau khi đã có nước lèo, nguyên liệu cũng đã rửa sạch đâu vào đấy. Việc cuối cùng chỉ là bắt lên bếp, chờ sôi và ăn trực tiếp bên bếp lửa.
  • Đầu tiên bạn cho nước lèo vào một chiếc nồi nhỏ gọn hơn, vừa vặn với bàn ăn. Bật bếp ga mini đợi sôi. Lần lượt đập trứng vịt lộn, đậu phụ, thịt bò, nấm thả vào lẩu. Đậy nắp và đợi nước sôi lần 2. Sau khi trứng vịt chín thì cho thêm rau vào. Xếp sẵn trong chén là bún. Và rồi chỉ việc múc nước lèo vào chén và thưởng thức.
dap trung vit lon
Cho trứng vịt lộn vào nổi lẩu sôi và thưởng thức. Ảnh internet
  • Để rau không bị gục (chín héo) thì bạn cần vừa ăn, vừa quan tâm điều chỉnh mức độ lớn – nhỏ. Mỗi lần chỉ nên bỏ 1 nắm rau nhỏ. Sau khi ăn hết thì hãy cho thêm. Tránh việc bỏ quá nhiều một lúc làm tràn nồi mà rau không ăn kịp cũng dễ bị gục.

3. Lợi ích sức khỏe mà lẩu trứng vịt lộn mang lại

  • Một quả trứng vịt lộn bao gồm rất nhiều dưỡng chất như: lipit, photpho, calo, cholesterol, protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin C... Đây là cách nạp năng lượng nhanh, gọn, hiệu quả nhất. Chỉ cần biết cách nấu lẩu hột vịt lộn chiêu đãi, người đang mệt mỏi chỉ cần được trải nghiệm dù chỉ 1 quả cúng có thể nhanh chóng trở nên khỏe khoắn hơn.
  • Trong Đông y, trứng vịt lộn có thể giúp cơ thể dưỡng huyết, tu âm, ích trí.
  • Như vậy, có thể thấy trứng vịt lộn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ sức khỏe tốt.

4. Lưu ý cần biết khi ăn lẩu hột vịt lộn

Sau khi đã thành thạo cách nấu lẩu hột vịt lộn, chị em nội trợ cần tìm hiểu thêm các lưu ý sau để kiến thức có thể bao quát.

lau vit lon
Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn. Ảnh internet
  • Khuyến khích ăn lẩu hột vịt lộn kèm với rau răm để tránh tình trạng đầy hơi, trướng bụng.
  • Không nên thưởng thức món này vào buổi tối.
  • Trẻ em và bà bầu không nên ăn nhiều, dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cụ thể em bé từ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn ½ trứng/ ngày là đủ. Tần suất 1 tuần/ 1 lần. Các bé lớn hơn, từ 12 tuổi trở lên thì có thể ăn 1 – 2 trứng/ ngày. Đặc biệt bé dưới 5 tuổi không nên cho ăn món này.
  • Sau khi ăn hột vịt lộn không nên uống trà. Axit tannic nếu vô ý kết hợp với protein của trứng sẽ gây biến chứng khó tiêu dài ngày.

Cách nấu lẩu hột vịt lộn vô cùng đơn giản và dễ làm. Sau khi tham khảo các hướng dẫn này rồi, mong rằng bạn sẽ sớm có thời gian vào bếp để trổ tài chiêu đãi những người thân yêu. Mến chúc các mẹ, các chị, các ông bố đảm đang thực hiện thành công nhé!

banner ads

Đã có 2 người đánh giá Hữu Ích

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI