Cách nấu đồ ăn dặm cho bé thơm ngon giàu chất dinh dưỡng

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé luôn khác so với việc chế biến những món ăn thông thường. Điều quan trọng là mẹ phải nắm được những tiêu chí khi nấu và biết cân bằng dinh dưỡng cho con ở từng độ tuổi nhất định. Đầu tư kỹ càng các món ăn cho con chính là việc giúp con phát triển đồng bộ nhất. Hãy cùng Yeutre.vn điểm qua những yếu tố quan trọng trong cách nấu ăn dặm cho bé sao cho thơm ngon, giàu dinh dưỡng và cập nhật cụ thể qua một vài thực đơn thật điển hình mà có thể áp dụng ngay cho bé. 

banner ads
mẹ nấu đồ ăn dặm cho trẻ sơ sinh
Cách nấu đồ ăn dặm cho bé phải đảm bảo các chất dinh dưỡng - Ảnh Internet

1. Những tiêu chí cần đảm bảo trong cách nấu đồ ăn dặm cho bé

Nhiều mẹ vì chưa có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ về đồ ăn dặm cho con, nên dù nấu nhiều cho con ăn nhiều, bé vẫn chậm lớn. Để nấu đồ ăn dặm cho bé đúng cách, đầu tiên mẹ phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:

1.1 Cân bằng dinh dưỡng

Trong khi nấu đồ ăn dặm cho bé thì việc cân bằng dinh dưỡng hết sức quan trọng với cơ thể. Bởi vì, các cơ quan và các mô trong cơ thể rất cần dinh dưỡng để hoạt động hiệu quả.

Trẻ em khi có những bữa ăn không đủ dinh dưỡng sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến chiều cao, cân năng và sự phát triển trí tuệ. Một ví dụ điển hình của việc không cân bằng dinh dưỡng đó là chứng béo phí và tiểu đường. Vì vậy, mẹ nên luân phiên các món ăn để dung nạp đủ lượng vitamin, khoáng chất cho cơ thể của con.

1.2 Khẩu phần ăn cho từng độ tuổi

Theo từng tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của các bé sẽ khác nhau nên mẹ cần linh động trong việc thay đổi khẩu phần thức ăn để bé phát triển đầy đủ hơn.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Trong độ tuổi này việc cung cấp chất béo, canxi, đạm, vitamin rất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng của con. Thực phẩm phù hợp nhất trong giai đoạn này là sữa mẹ. Nhu cầu trung bình giai đoạn này là 500-1000ml sữa/ngày nhưng cũng chênh lệch ít nhiều với từng cơ địa của con.

trẻ ăn dặm bị tràn ra ngoài
Mỗi giai đoạn sẽ có một khẩu phần ăn khác nhau - Ảnh Internet
  • Trẻ sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi

Lúc này con đã lớn hơn rất nhiều vì vậy nên bổ sung chất đạm, chất sắt, vitamin giúp não và hệ xương của con được phát triển ổn định. Sữa mẹ luôn là thực phẩm chính trong giai đoạn này. Tuy nhiên, mẹ nên bổ sung 2-3 bữa thức ăn đặc từ bột, cá, rau… để tăng độ đạm trong cơ thể của con.

Và khi chế biến thức ăn dặm cho con mẹ cũng nên lưu ý một số chi tiết sau đây để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng trong khẩu phần ăn dặm của con.

2. Những lưu ý mẹ tránh mắc phải khi chế biến đồ ăn dặm cho bé

Nhiều mẹ thường băn khoăn không biết trong lúc chế biến thức ăn dặm cho con đã vô tình bỏ qua những chi tiết nào, lại khiến con không chịu ăn và chậm tăng cân. Yeutre.vn sẽ gợi ý cho mẹ thấy những điều mẹ cần lưu ý khi nấu đồ ăn dặm cho bé.

2.1 Bỏ qua bước thêm dầu ăn dành cho trẻ em

Nhiều mẹ cho rằng bước này là không cần thiết nên không cho dầu ăn trẻ em vào món ăn dặm của bé. Trên thực tế, dầu ăn trẻ em là nguồn cung cấp chất béo tốt và giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của con được ổn định hơn rất nhiều.

cho dầu ăn trẻ em vào thức ăn dặm của bé
Mẹ nên cho bé ăn thêm dầu ăn để cung cấp dinh dưỡng - Ảnh Internet

2.2 Cho trẻ ăn quá nhiều một loại thức ăn

Để con phát triển toàn diện thì mẹ phải đa dạng hóa khẩu phần ăn của con bằng chất xơ, chất đạm, chất béo. Tuy nhiên trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên ăn quá nhiều chất xơ vì có thể gây kích thích quá mức hoặc ứ đọng chất xơ trong ruột, gây nên tình trạng táo bón.

2.3 Thêm gia vị vào món ăn dặm của trẻ

Hệ tiêu hóa của con dưới 12 tháng tuổi rất mong manh và dễ bị kích ứng. Do đó, mẹ tuyệt đối không thêm muối (vị mặn của muối sẽ gây hại đến sự bài tiết thận của con) hay bất kì một loại gia vị nào trong quá trình chế biến món ăn dặm cho bé. Chất ngọt từ các loại thực phẩm chính là “gia vị” tốt nhất cho món ăn dặm dinh dưỡng.

Mẹ cần ghi nhớ những lưu ý trên để tránh mắc phải trong quá trình chế biến thức ăn dặm cho bé. Ngoài ra, việc chuẩn bị nguyên liệu cùng cách thức biến tấu các món ăn dặm cũng rất quan trọng. Mẹ hãy tham khảo một vài "bí quyết" sau đây nhé!

3. Các cách nấu món ăn dặm thơm ngon cho con

Điều quan trọng trong khi chế biến đồ ăn dặm cho con đó chính là đa dạng hóa các món trong thực đơn ăn dặm mỗi ngày. Việc này giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé phát triển khỏe mạnh và nhanh cao lớn. Mẹ có thể tham khảo vài món ăn dặm điển hình như dưới đây, góp phần làm đa dạng thực đơn cho bé.

3.1 Rau củ hấp trứng

Nguyên liệu để nấu món này mẹ chuẩn bị 1/2 quả bí đỏ cắt lát móng, 1 củ khoai tây. Sau khi làm sạch những thực phẩm này thì đem vào hấp chín và xay mịn với 1/2 lòng đỏ trứng gà, rồi bỏ nồi hấp 10 phút.

bí đỏ hấp khoai tây và trứng gà
Bé nào cũng thích món ăn dặm này - Ảnh Internet

Món ăn này nhìn chung dễ nấu, nguyên liệu khá dễ kiếm và phù hợp cho những mẹ nào có quỹ thời gian hạn hẹp. Để món ăn hấp dẫn thì trong quá trình hấp thì mẹ nhớ lót một lớp khăn bên dưới để bát không bị lật khi sôi.

Thành phẩm của món này rất thơm, ngon, lạ miệng và bé nào cũng thích thú. Lưu ý khi chọn khoai tây phải lựa những củ tươi, sạch sẽ, không thâm đen, không bị mọc mầm và chỉ chọn khoai tây Đà Lạt nhé các mẹ.

3.2 Cháo thịt gà và đào chín

Đến tháng thứ 7 mẹ nên cho con bổ sung các loại thịt nhiều hơn như thịt gà, thịt bò, thịt lợn… để xương trở nên cứng cáp, ổn định. Đào là trái cây có các dưỡng chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể, cung cấp vitamin A, C và các loại chất khoáng rất tốt.

cháo gà đào chín
Cháo thịt gà đào chín cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé - Ảnh Internet

Trước tiên, bạn lấy thịt gà xé nhỏ rồi xay nhuyễn, tương tự đào rửa sạch rồi làm nhuyễn ra. Khi cháo chín, mẹ cho hỗn hợp gà và đào vào đun khoảng 4 đến 5 phút đến khi sánh mịn. Để nguội và cho bé ăn. Vị ngọt của đào và thơm của gà khiến trẻ nào cũng ăn sạch chén đó các mẹ.

3.3 Hỗn hợp khoai, táo, cá và ớt chuông

Mẹ lấy 1/2 củ khoai lang, 1 khoanh cà rốt nhỏ, 1 khoanh ớt chuông, 30 g cá, 1/2 trái táo đỏ ngọt. Cho tất cả các thực phẩm này vào nồi nấu chín đến khi sệt lại thì bật nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể sử dụng được. Khi chín bỏ vào rây nghiền nhuyễn.

Món này rất bổ dưỡng, có nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho bé. Mẹ cũng có thể linh hoạt thay khoai lang bằng khoai tây, cháo, gạo, bánh mì hoặc thay cá bằng thịt lợn, gà, bò đều được…

3.4 Cháo cà rốt khoai tây

Rửa sạch cà rốt và khoai tây, đem hấp chín rồi nghiền hoặc xay nhuyễn. Sau khi cháo chín thì mẹ cho hỗn hợp này vào khuấy đều và đun thêm trong khoảng 3 đến 5 phút. Món này dễ ăn, thơm và béo, làm kích thích vị giác của bé rất tốt.

cháo cà rốt khoai tây
Cháo cà rốt khoai tây rất ngon và hấp dẫn - Ảnh Internet

Cách nấu đồ ăn dặm cho bé phải được lên kế hoạch cụ thể, dựa trên những tiêu chí nhất định, kết hợp đa dạng thực phẩm,...Có như thế, mẹ mới bảo đảm luôn có những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, giúp bé dung nạp đủ lượng chất bột, đạm…cần thiết và phù hợp cho cơ thể của con. Thêm vào đó, cách nấu đồ ăn dặm khoa học của mẹ sẽ luôn làm con hào hứng với thức ăn và không bị chán mà bỏ bữa. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI