Cách dạy con thực tế đã có thể bắt đầu ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu hình thành tính cách riêng của mình. Việc hình thành và hoàn thiện tính cách là một quá trình dài, trong hành trình này, môi trường và cách dạy con của gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lớn lên của trẻ. Vì thế, hiểu vấn đề dạy con đúng và áp dụng cách dạy hay ngay từ độ tuổi dưới 1 tuổi, chắc chắc sẽ có những tác động tích cực đến hành trình phát triển của trẻ về sau.
1. Giáo dục cho trẻ từ sớm, nên hay không?
Giai đoạn bé từ 0 – 1 tuổi, dù chưa biết nói hay cách con phản ứng lại với môi trường còn chậm chạp nhưng trẻ đã có thể hiểu, cũng như tiếp nhận từ mọi thứ xung quanh. Các chuyên gia nghiên cứu về nhân cách và sự phát triển của trẻ em đã khẳng định, việc nuôi dạy trẻ trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, để thiết lập một nền tảng bền vững về nhân cách, cũng như đạo đức về sau của trẻ. Cũng theo đó, phương thức nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này. Vì vậy, có thể nói cách dạy con dưới 1 tuổi là rất quan trọng - đây là lưu ý đầu tiên các cha mẹ nên quan tâm nhé.
Theo Giáo sư Shichida, một giáo sư nổi tiếng người Nhật Bản về giáo dục sớm, ông đã dành cả cuộc đời của mình nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục sớm và cách dạy con của các bậc cha mẹ. Ông có nhiều thành tựu nổi bật khi bàn về vấn đề này cho biết không nên bỏ lỡ giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi để giáo dục cho trẻ. Đây là giai đoạn “vàng” để kích hoạt khả năng tiếp thu đối với quá trình phát triển của trẻ. Trong đó việc kích hoạt 5 giác quan chính của trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Như vậy, có thể nói rằng, giáo dục sớm đối với trẻ hay nói đơn giản dạy con từ thuở lọt lòng là vấn đề khá hiển nhiên mà chúng ta không cần tranh luận nhiều. Vấn đề quan trọng cũng là lưu ý cần thiết sau quyết định giáo dục con từ sớm chính là việc áp dụng phương pháp giáo dục nào, dạy con ra sao để việc giáo dục sớm thực sự có hiệu quả. Và một trong các tiêu điểm nội trội trong việc áp dụng phương pháp dạy trẻ dưới 1 tuổi mà chúng ta có thể bàn tới đó là việc tác động đến 5 giác quan của trẻ đúng cách, nhằm giúp con phát triển tốt hơn.
2. Cách dạy con dưới 1 tuổi qua tác động 5 giác quan
2.1 Dạy con về màu sắc để phát triển thị giác
Đối với trẻ sơ sinh , khi chưa đầy 9 tháng tuổi, hệ thần kinh thị giác của trẻ sẽ chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ chưa thể phân biệt các màu sắc đỏ, xanh, vàng. Tuy nhiên, trẻ có thể phân biệt 2 màu trắng – đen và tỏ ra thích thú nếu trẻ được tiếp xúc thường xuyên với 2 màu đó.
Nên đặt xung quanh giường bé mới sinh các bức tranh phong cảnh, các tác phẩm nổi tiếng. Trang trí phòng ốc hay các vật dụng, đồ chơi có màu sắc tươi sáng. Việc tiếp xúc với màu sắc và tác phẩm nghệ thuật từ sớm bằng cách này hay cách khác, đều kích thích thị giác cho trẻ, giúp trẻ hình thành kỹ năng nhận biết và phân biệt các loại màu sắc về sau.
2.2 Cho con tiếp xúc âm thanh để phát triển thính giác
Khi còn trong giai đoạn thai kỳ, hằng ngày mẹ nên cho trẻ nghe những bản nhạc có chọn lọc. Không cần nhiều, mỗi ngày chỉ nên cho trẻ nghe từ 15 – 30 phút với những bản nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu chậm, âm lượng không quá lớn. Quan trọng hơn, cách dạy con để con phát triển thính giác tốt nhất vẫn là mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện cùng trẻ. Mẹ có thể đọc thơ, kể chuyện thậm chí là hát cho trẻ nghe. Ví nếu cho trẻ nghe băng đĩa nhiều trong thời gian dài cũng sẽ không thực sự tốt, do trẻ sẽ quen với tiếng máy, tiếng băng đĩa mà không có biểu hiện cảm xúc với tiếng nói thực của người mẹ.
Thói quen này của mẹ nên được duy trì từ thời điểm con còn trong bụng mẹ, cho đến khi trẻ ra đời và lớn lên. Ở giai đoạn đầu, cụ thể là dạy con giai đoạn sơ sinh liên quan đến âm thanh, thì có thể các âm thanh mà trẻ tiếp xúc chỉ đơn thuần là giúp con phát triển thính giác hay cảm xúc ở mức đơn giản. Song, qua thời gian, những thanh âm tác động còn có vai trò là chất xúc tác khơi gợi trí tưởng tượng, sáng tạo và khả năng ngôn ngữ, mở rộng vốn từ của trẻ theo thời gian.
Cha mẹ cũng cần ghi nhớ rằng, tuyệt đối không được cho trẻ xem tivi dưới 1 tuổi, thậm chí là lớn hơn. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển não bộ của trẻ. Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta phải đợi đến khi trẻ 3 tuổi, mình mới bắt đầu nên cho trẻ xem tivi kèm theo đó phải là với thời lượng điều độ, hợp lý.
2.3 Tập thói quen cho con để duy trì xúc giác
Bú mẹ là bài học đầu tiên về sự tiếp xúc xúc giác của trẻ. Sau những lần đầu vụng về, trẻ đã biết cách tìm ti, bú mẹ một cách chính xác mà không cần sự giúp đỡ của mẹ. Mẹ có thể có cách dạycách dạy con phát triển xúc giác bằng cách, cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác của môi, miệng trẻ để trẻ nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên - dưới, phải - trái. Ngoài ti mẹ ra, mẹ có thể dùng muỗng nhựa, ống hút đặt lên môi hoặc đầu lười trẻ, giúp trẻ học được các phản xạ như nếm, cắn vào những vật này.
Mẹ có thể cho trẻ cầm nắm ngón tay của mẹ. Trẻ khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật ngay, sẽ rất nhanh khôn vì trẻ càng có khả năng nắm giữ đồ vật gì đó bên mình, song khả năng này lại biến mất rất nhanh. Vì vậy, để cho lực nắm này của trẻ không mất đi, mẹ nên luyện tập cho trẻ cầm đồ vật từ khi mới chào đời và duy trì thói quen này mỗi ngày với cường độ tăng dần, để nó trở thành phản xạ có điều kiện của trẻ.
2.4 Kích thích vị giác cho bé
Để kích thích vị giác của con, ở thời điểm dưới 6 tháng, mẹ hãy làm đa dạng chế độ dinh dưỡng của mình, điều này cũng ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, là cơ hội để mẹ cho con có những cảm nhận đầu tiên liên quan đến vị giác. Mẹ có thể để ý, chẳng hạn như khi mẹ ăn bông hành nhiều, sữa mẹ có mùi thơm dịu mà nhiều trẻ rất thích. Thực đơn thường xuyên có bông hành dành cho các mẹ sau sinh được áp dụng từ lâu trong dân gian, mẹ có thể thử để xem tình trạng thế nào nhé.
Với trẻ từ 6 tháng, con đã sang giai đoạn ăn dặm, ngoài việc làm đa dạng thực đơn, mẹ có thể thường xuyên cho trẻ nếm một số loại nước rau củ quả, trái cây đa dạng. M có thể dùng tay thấm 1 ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị chua hoặc nhỏ từng giọt lần lượt vào miệng bé, rồi xem cách phản ứng của con ra sao mẹ nhé. Lâu dần, vị giác của trẻ phát triển tinh tết hơn và biết phân biệt mùi vị tốt hơn. Đồng thời, mẹ cũng dễ dàng nhận ra hơn, khi con biết tỏ thái độ thích, không thích trước những mùi vị khác nhau mà bản thân được tiếp nhận.
2.5 Kích thích khứu giác của trẻ
Trẻ có thể ngửi thấy mùi thơm xung quanh mình. Do đó, để kích thích khứu giác của trẻ, mẹ có thể tham khảo cách dạy con của các mẹ bỉm sữa khác như: sử dụng vỏ cam, quýt, bạc hà làm nóng để ở trong phòng, nấu các loại lá rau thơm,… Các nguyên liệu tự nhiên này sẽ cho mùi thơm dịu nhẹ an toàn khi lan tỏa trong phòng nơi trẻ nằm, có thể kích thích khứu giác trẻ phát triển từ sớm.
Khoa học đã chứng minh, ngay từ lúc mới lọt lòng trẻ đã học rất nhiều điều và ghi nhớ, để hình thành nên nếp tư duy trong não bộ. Do đó, cách dạy con trong giai đoạn dưới 1 tuổi, cụ thể qua 5 giác quan mà bố mẹ áp dụng, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Và hy vọng rằng, qua những chia sẻ hữu ích ở trên, các bậc phụ huynh sẽ chọn ra cho mình cách dạy con phù hợp nhất, để giúp trẻ phát triển tốt hơn, thông minh hơn và khỏe mạnh hơn.
Ngọc Hoài tổng hợp