Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết

Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là chủ đề cũng được khá nhiều bà mẹ quan tâm. Theo một nghiên cứu khoa học, có 6% trẻ sơ sinh khi ra đời sẽ bị tắc tuyến lệ bẩm sinh. Trường hợp nếu bé nhà bạn rơi vào nhóm thiểu số bị bệnh này, liệu mẹ có biết cách chữa tắc tuyến lệ cho con hay không? Bài viết này sẽ giúp mẹ phần nào dễ dàng trả lời câu hỏi đó. 

banner ads
bé cau mày
Mẹ sẽ khó nhận ra bé có bị tắc tuyến lệ hay không khi trẻ dưới 3 tháng tuổi - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân trẻ bị tắc tuyến lệ

Trước khi tìm hiểu cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, hay đi tìm hiểu nguyên nhân, mẹ cần hiểu rõ, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì.

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là một dạng khuyết tật liên quan đến hệ tuyến lệ và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trong 3 tháng tuổi đầu tiên của bé, mẹ rất khó để nhận ra con có bị tắc tuyến lệ hay không. Vì lúc này thời gian trong một ngày đa phần là bé sẽ ngủ. Chỉ khi bé 3 tháng tuổi trở lên thì mẹ mới có thể dễ dàng phát hiện ra được điều này mà thôi.

Vậy nguyên nhân tắc tuyến lệ là do đâu? Mẹ có thể biết rõ hơn qua việc trình bày cụ thể sau:

Thứ nhất, trẻ bị tắc tuyến lệ do các tế bào biểu mô không tạo ra được những ống dẫn để hình thành ống mũi lệ (còn gọi là ống lệ ty) khi đi xuống mũi, khiến cho nước mắt của bé không thoát ra ngoài được.

Tiếp đến, trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ khi tuyến lệ của bé bị viêm nhiễm khiến nước mắt không thể lưu thông từ mắt xuống mũi của bé, từ đó không thể thoát ra ngoài và làm cho đôi mắt của bé ngập nước.

Thứ ba, trẻ bị tắc tuyến lệ là do ống mũi lệ bị tắc một phần hay hoàn toàn. Bởi vì theo cơ chế hoạt động thì tuyến lệ đạo là nơi sản xuất ra nước mắt, sau đó nhờ sự giúp đỡ của mí mắt thì nước mắt mới di chuyển và trở thành chất bôi trơn, cũng như làm sạch cho đôi mắt. Đồng thời, khi cử động đôi mắt thì nước mắt sẽ được ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, giúp nước mắt thoát được ra khỏi mắt, và nhỏ xuống ống mũi lệ là bộ phận giúp cho nước mắt thoát ra ngoài môi trường. Cho nên, khi ống mũi lệ bị viêm hoặc tắc sẽ đồng nghĩa với việc bé bị tắc tuyến lệ đấy các mẹ.

bé dụi mắt
Ống mũi lệ bị tắt một phần hay hoàn toàn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tắc tuyến lệ - Ảnh Internet

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Một dấu hiệu cơ bản và dễ nhận thấy nhất khi trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ đó là khi bé khóc, mẹ sẽ không nhìn thấy nước mắt của con rơi xuống má. Tuy nhiên, những lúc bé không khóc thì lại có nước chảy ra từ mắt, mà mẹ có thể nhìn thấy được.

Ngoài ra, khi nước mắt của bé chảy xuống (không phải do khóc) thì vùng da nó đi qua có thể nổi ban đỏ, hoặc vết trợt do kích ứng gì đó. Đặc biệt khi ống mũi lệ (ống lệ ty) của bé bị tắc hoàn toàn thì những dấu hiệu này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, mỗi khi bé ngủ dậy thì khóe mắt của trẻ sẽ đóng nhiều gỉ vàng hoặc dính quanh mí mắt.

3. Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Đa số các trường hợp bị tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thì các bé sẽ tự động hết bị tắc, khi được 1- 2 tuổi trở lên, mà không cần đến sự tác động của bất kì phương pháp y học nào. Tuy nhiên, việc theo dõi và vệ sinh mắt cho bé mỗi ngày vẫn là điều cần thiết nên làm các mẹ nhé. Cụ thể về cách làm như sau: mẹ hãy sử dùng bông gòn hoặc một miếng vải xô mềm và nhỏ để nhúng vào nước muối đã được pha loãng dành cho trẻ, rồi sau đó lau thật nhẹ nhàng ở vùng xung quanh mắt, cũng như cả khóe mắt cho con. Mẹ hãy thực hiện việc lau mắt cho bé khoảng vài phút mỗi lần và từ 3- 5 lần mỗi ngày, để đảm bảo mắt con luôn sạch sẽ và không bị dính ghèn nhé.

mẹ dỗ bé đang khóc
Bé khóc không có nước mắt là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tắc tuyến lệ - Ảnh Internet

Bên cạnh đó, việc mát-xa tuyến lệ của bé cũng là một trong những cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả đấy các mẹ. Mẹ hãy dùng những ngón tay ít có lực như ngón út hoặc ngón áp út (đã được cắt móng sạch sẽ) để mát-xa nhẹ nhàng cho bé, theo hướng từ góc trong của mắt xuôi xuống phía mũi nhằm kích thích ống mũi lệ hoạt động. Mỗi lần mát-xa mẹ hãy thực hiện từ 5- 10 phút và hãy lặp lại thói quen này 5- 10 lần một ngày để “giải quyết” vấn đề tắc tuyến lệ cho bé nhé.

Trong những trường hợp xấu như mắt bé bị sưng đỏ hay vấn đề tắc tuyến lệ ở trẻ vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, thì mẹ hãy đưa con đến bệnh viên để được khám và được bác sĩ thông tuyến lệ giúp bé .

Trên thực tế, các cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không hề khó, thậm chí bé cũng có thể tự khỏi. Nếu mẹ muốn bé nhanh hết bị tắc tuyến lệ hơn, thì chỉ cần mẹ chăm chỉ thực hiện vệ sinh và mát-xa mắt cho bé mỗi ngày là được rồi nhé. Trong trường hợp thật sự nghiêm trọng, thì lúc này, mẹ hãy mang bé đi khám bác sỹ cho an tâm. Yeutre.vn xin chúc bé yêu của mẹ thật mạnh khỏe,  đôi mắt của bé  luôn khỏe khoắn, thêm long lanh, thêm sáng đẹp mỗi ngày.

Hoàng Oanh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI