Cách chơi với em bé đến 6 tháng tuổi mẹ nên tham khảo

Chơi với em bé trong giai đoạn 6 tháng đầu đời cũng là một việc khá quan trọng, mà có thể nhiều mẹ chưa thực sự lưu tâm. Chơi với bé được xem là một trong những cách giúp bé có thể nhận thức được sớm hơn. Vậy cách chơi với em bé như thế nào là hợp lý nhất, đem lại kết quả tích cực nhất? Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tham khảo các cách chơi cùng bé qua từng tháng đến tháng thứ 6, như đề cập dưới đây.

banner ads
Chơi với em bé
Chơi cùng bé sơ sinh ở giai đoạn 6 tháng đầu đời - Ảnh: Internet

Việc chơi với em bé sơ sinh không phải quá khó nhưng thực tế cũng không phải là chuyện dễ dàng với nhiều người. Ngay từ những tháng đầu tiên, các mẹ nên tìm hiểu, tham khảo và áp dụng những trò chơi hay để chơi cùng bé. Điều này sẽ mang lại những hiệu quả rất tuyệt vời ở nhiều khía cạnh, từ sự phát triển của bé liên quan đến trí não, nhận thức và cảm xúc; đến sự gắn kết giữa bé với mẹ, cũng như mọi người thân yêu xung quanh. 

1. Cách chơi với em bé 1 tháng tuổi

Những bé sơ sinh ở giai đoạn 1 tháng tuổi, các mẹ nên áp dụng những cách chơi với em bé như:

  • Các mẹ nên tạo biểu cảm trên khuôn mặt khi gần trẻ. Nên làm theo những tiếng động và bộ mặt của bé thể hiện.
  • Nên nói chuyện nhẹ nhàng vào tai bé thường xuyên, hay các mẹ có thể cho bé nghe nhạc.
  • Nâng bé lên vai của mẹ để bé có thể thấy được xung quanh, nên đỡ đầu khi ẵm bé.
  • Hay các mẹ chơi với em bé bằng cách cho bé thấy những bức tranh và những mẫu hình đơn giản có nhiều màu sắc. Nên đưa cách mắt bé khoảng tầm 20 – 30 cm.
  • Treo những đồ vật nhỏ, dạng vòng tròn hay những đồ chơi bắt mắt trong nôi của bé.
  • Mỗi ngày các mẹ hãy ẵm bé lên, hôn và vuốt ve cùng trò chuyện cùng bé.
chơi với em bé
Biểu cảm và gần gũi hơn với bé mỗi ngày - Ảnh: Internet

2. Chơi với em bé 2 tháng tuổi

Khi các mẹ muốn bé chú ý hãy nói chuyện nhẹ nhàng bằng giọng cao và nhìn thẳng vào ánh mắt của bé. Hãy nói chuyện nhiều với bé mỗi ngày. Sử dụng một đồ chơi như: lục lạc lắc nhẹ vào tai bé, đu đưa những đồ chơi sáng màu trước mắt bé, nhưng để cách xa khoảng 10 cm. Ngoài ra, các mẹ cũng nên thường xuyên thì thầm nói chuyện nhỏ nhẹ vào tai của bé. Hãy thường xuyên ôm bé, vừa nói chuyện và vuốt ve âu yếm bé.

3. Vui chơi với bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Khi nói chuyện với bé sơ sinh 3 tháng tuổi, các mẹ cũng nên nhìn trực tiếp vào ánh mắt của bé. Ở giai đoạn này các mẹ nên cho trẻ xem nhiều vật thể khác nhau, cho trẻ nhìn và chơi cùng với những vật thể sáng, khuyến khích các bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.

chơi với em bé
Hãy nói chuyện với bé nhiều hơn mỗi ngày - Ảnh: Internet

Hãy có thói quen gọi tên bé mỗi ngày, khi bé làm một việc gì đó khiến mẹ hài lòng hãy nhẹ nhàng khen bé và thì thầm vào tai. Đung đưa nhẹ nhàng và hát cho bé nghe thường xuyên, hãy dành cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.

4. Chơi với trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi các mẹ có thể cho bé nghe nhạc từ băng đĩa, cho bé chơi với đồ chơi và cầm nắm lấy chúng. Hàng ngày có thể tắm cho trẻ lâu hơn một chút để trẻ có thể vui đùa, té nước, đạp nước hay giỡn với đồ chơi khi tắm,... Điều này rất cần thiết đối với sự phát triển của bé. Khi chơi với em bé, các mẹ cũng đừng quên khen những cố gắng hay những trò mới của bé, cười với bé và ôm bé nhiều hơn.

5. Cùng chơi với bé 5 tháng tuổi

Bé ở giai đoạn 5 tháng tuổi cũng cứng cáp hơn rồi, các mẹ có thể cho bé những đồ chơi mà bé nhận ra, nhằm đáp ứng được yêu cầu của bé. Ở nôi của bé, các mẹ treo theo những đồ chơi lủng lẳng chuyển động, để bé chơi khi thức giấc.

chơi với em bé
Bỏ thêm đồ chơi vào trong nôi của trẻ - Ảnh: Internet

Lặp lại những gì bé nói, động viên bé bắt chuyện để dần phát triển kỹ năng về ngôn ngữ. Nói chuyện nhiều hơn với bé bằng những cụm từ ngắn. Tạo cơ hội cho bé gặp gỡ với mọi người hay những bé cùng tháng tuổi, cho bé tập làm quen với người lạ, làm quen những điều mới mẻ bên ngoài.

6. Vui chơi với bé 6 tháng tuổi

Các mẹ cầm tay và cùng vỗ tay với bé khi hát cho bé nghe. Mỗi ngày hãy hát ru cho bé , nhất là nghe những bản ưa thích, thay đổi giọng nói (to, nhỏ, lên xuống khác nhau) và phát âm từ ngữ rõ ràng hơn. Điều này có ích rất nhiều trong việc phát triển ngôn ngữ của bé ở những tháng tiếp theo. 

Ẵm bé vào lòng, nên để khoảng cách mắt bé và mắt mẹ cách nhau khoảng 20 cm. Bắt chước theo những âm thanh mà bé tạo ra. Mẹ cũng không quên thường xuyên có những cử chỉ ôm bé, vuốt ve và thể hiện sự yêu thương tràn đầy. Mẹ có thể đôi lúc không chú ý, song mọi cử chỉ yêu thương ôm ấp này, bé đều cảm nhận được. 

Cách chơi với em bé ở 6 tháng đầu tiên thực sự quan trọng hơn chúng ta tưởng. Vì vậy, các mẹ hãy học hỏi và tìm hiểu thêm những kinh nghiệm cần thiết, để giúp bé nhận thức và phát triển tốt hơn mỗi ngày.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI