Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non, mẹ cần lưu ý gì?

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non là việc mà các mẹ rất cần lưu ý. Vì một số trẻ sinh non có thể phát triển chưa toàn diện khi chào đời và cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Tuy nhiên, khi đã được về nhà, con thường đã đủ sức khỏe và mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần chú ý thêm một số điểm trong quá trình chăm con. Đó là những điểm nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

banner ads
Em bé sinh non
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non mẹ rất cần lưu ý hơn so với bé sinh bình thường. Nguồn ảnh: Parents 

1. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non cần lưu ý điều gì đặc biệt

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non bao gồm thêm một số điều mẹ cần lưu ý so với trẻ sơ sinh bình thường. Chúng bao gồm:

1.1. Chăm sóc thai kỳ tốt là một phần của cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng

Chúng ta có thể lấy làm lạ khi nghe đến việc chăm sóc thai kỳ tốt là một phần của cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đúng. Tuy nhiên, thực tế thì điều này rất cần thiết và hữu ích, do có một số mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc có tiền sử sinh non. Việc chăm sóc thai kỳ tốt sẽ giúp hạn chế nguy cơ sinh sớm hoặc sẽ giúp kéo dài thời gian bé ở trong bụng mẹ.

Chăm sóc thai kỳ tốt ở đây nghĩa là:

  • Mọi phụ nữ mang thai đều cần được chăm sóc sức khỏe tốt, bao gồm ít nhất 4 lần khám thai trong thai kỳ.
  • Những phụ nữ có tiền sử sinh non có khả năng sẽ sinh non ở thai kỳ tiếp theo. Vì vậy họ cần theo dõi thai kỳ chặt chẽ.
  • Bác sĩ sản khoa cần đánh giá được nguy cơ mẹ bầu có thể phải đối mặt. Cũng như họ cần nhận ra và kiểm soát các điều kiện có thể dẫn đến tình trạng sinh non của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu sinh non cần sinh nở ở cơ sở y tế có điều kiện tốt để được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất (đối với cả mẹ và bé). Mẹ có thể cần được đưa đến bệnh viện khi em bé vẫn còn ở trong bụng để được chăm sóc tích cực nhất.
  • Sinh mổ hoặc giục sinh sớm không vì yêu cầu y tế bắt buộc nên được hạn chế tối đa.
  • Mẹ sinh non trước 34 tuần thai cần được tiêm steroid để kích thích sự phát triển của phổi em bé.
Đo huyết áp cho bà bầu
Chăm sóc tốt thai kỳ cũng là góp phần vào việc chăm sóc tốt trẻ sơ sinh sinh non. Nguồn ảnh: Medical News Today 

1.2. Cách chăm sóc trẻ sinh non ngay sau sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non cần lưu ý một số điểm đặc biệt sau:

  • Mọi trẻ sinh non đều cần được bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng. Bất cứ ai tiếp xúc với mẹ hoặc bé cần phải rửa tay, sát khuẩn. Các xét nghiệm y tế chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bác sĩ nên sử dụng găng tay và dụng cụ cắt vô trùng để kẹp và cắt dây rốn em bé.
  • Mọi trẻ sinh non cần được giữ ấm. Ngay sau khi sinh, trẻ nên được lau khô và đặt lên bụng mẹ. Nếu trẻ thở bình thường, và sau khi đã kẹp và cắt rốn, trẻ nên được đặt lên ngực mẹ để tiếp xúc da kề da, cho đến sau cữ bú đầu tiên. Trẻ cũng không nên được tắm ngay.
  • Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ thở bình thường sau khi được lau khô kĩ lưỡng. Những trẻ không thể tự thở có thể cần được hỗ trợ bằng túi và mặt nạ thở
  • Sữa mẹ là tốt nhất. Cũng như trẻ sơ sinh bình thường, sữa mẹ cũng là tốt nhất đối với trẻ sinh non. Trẻ nên được bú mẹ càng sớm càng tốt sau khi sinh. Hầu hết trẻ sinh non chưa thể bú mẹ hoặc nuốt sữa mẹ sẽ được cho ăn bằng ly, muỗng hay ống với sữa mẹ vắt ra. 
Bé bú mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sinh non. Ảnh Pixabay 

1.3. Lưu ý đặc biệt đối với cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non nhẹ cân

Đối với cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non nhỏ và nhẹ cân, trẻ cần được giữ ấm và hỗ trợ trong quá trình cho ăn. Ủ con theo kiểu Kangaroo (Kangaroo Mother Care) là cách tuyệt vời để thực hiện điều này.

Vậy Ủ con theo kiểu Kangaroo là gì?

Đây là kỹ thuật ôm trẻ trên ngực người lớn (thường là ngực mẹ) để tiếp xúc da kề da trong thời gian dài. Kỹ thuật này thích hợp với các bé sinh non và bé sinh đủ tháng nhưng nhẹ cân (dưới 2 kg) không mắc các vấn đề nghiêm trọng khác (bé thở tốt, nhịp tim bình thường).

Bé được địu trên ngực mẹ (hoặc người chăm sóc) cả ngày lẫn đêm.

Kangaroo Mother Care có thể cứu được khoảng 450.000 trẻ sinh non mỗi năm.

Kangaroo Mother Care cũng là kỹ thuật hiệu quả đáp ứng nhu cầu giữ ấm, cho ăn, bảo vệ khỏi nhiễm trùng, kích thích sự phát triển, an toàn và yêu thương của trẻ sinh non. Nó cũng được chứng minh là làm tăng sự gắn bó giữa trẻ và mẹ.

Chăm sóc bé sinh non bằng kỹ thuật Kangaroo mother care
Kangaroo Mother Care là kỹ thuật tuyệt vời được sử dụng phổ biến trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non. Nguôn ảnh: Raising Children Network 

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đặc biệt là như thế nào

Chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non đặc biệt là dịch vụ chăm sóc dành cho các bé có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dịch vụ này được thực hiện tại khoa chăm sóc đặc biệt mà hầu hết các bệnh viện đều có. Ở đây có các thiết bị chuyên dụng cũng như đội ngũ y bác sĩ được đào tạo đặc biệt cho mục đích này. Họ sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc suốt ngày đêm cho trẻ sinh non cần được hỗ trợ thêm để giữ ấm, thở, cho ăn hoặc những trẻ bị ốm nặng.

3. Những lưu ý về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại nhà

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại nhà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

3.1. Đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho trẻ

Việc duy trì nhiệt độ phù hợp để trẻ được an toàn và dễ chịu là lưu ý quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại nhà. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khu vực bạn sống cũng như đặc điểm nơi ở của bạn, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để duy trì nhiệt độ phù hợp đối với trẻ.

Trẻ có thể giảm thân nhiệt khá nhanh đặc biệt khi không mặc quần áo (sau khi tắm). Nhưng nhiệt độ cao lại là yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death Syndrome – SIDS). Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần duy trì nhiệt độ cân bằng, phù hợp. 

Bé khóc
Bạn hãy đảm bảo trẻ luôn được giữ ấm phù hợp. Nguồn ảnh: BabyCenter 

3.2. Hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ sơ sinh sinh non

Trẻ sơ sinh càng nhỏ thì càng cần ăn thường xuyên. Vì vậy, việc con không ngủ thẳng giấc vào ban đêm là điều bình thường. Bạn nên làm quen với việc này. Đồng thời, bạn hãy tạo không gian yên tĩnh, không có các yếu tố kích thích để giúp con ngủ ngon hơn. Bạn có thể bắt đầu việc rèn ngủ khi trẻ lớn hơn. Đây là một “dự án” lâu dài đối với cả bạn và trẻ, vì vậy bạn không nên quá vội vàng.

3.3. Phòng ngừa hội chứng SIDS là điều bạn nên làm

SIDS là hội chứng đột tử thường xảy ra đối với trẻ dươi 6 tháng tuổi, đặc biệt nguy cơ cao hơn với trẻ sinh non. Do hiện nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa xác định được, nên phòng ngừa chính là việc quan trọng giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị SIDS. Đây cũng là điểm bạn nên lưu ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại nhà.

Dưới đây là một số cách giúp giảm nguy cơ bé mắc SIDS, bạn hãy:

  • Cho bé ngủ ở tư thế nằm ngửa, trừ khi bác sĩ có yêu cầu khác.
  • Sử dụng chăn có trọng lượng, không dùng chăm lông vũ hoặc gối. Giữ ra trải giường cách xa mặt bé và cố định nó chắc chắn.
  • Đảm bảo không ai hút thuốc gần bé hoặc trong phòng bé.
  • Để trẻ ở cùng phòng với bạn trong 6 tháng đầu, nhưng nằm ở nôi, cũi riêng.
  • Không bao giờ để mình ngủ thiếp đi khi đang bế bé trên ghế sofa hay giường của bạn. Đặc biệt khi bạn uống rượu, dùng thuốc.
  • Giữ trẻ tránh xa các vật tản nhiệt, lò sưởi và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Giữ phòng trẻ thoáng mát. 
Em bé đang ngủ
Cho trẻ ngủ đúng cách đề phòng ngừa Hội chứng Đột tử ở Trẻ sơ sinh. Nguồn ảnh: Times Now 

3.4. Tắm cho trẻ sơ sinh sinh non tại nhà

Đối với hoạt động tắm trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tại nhà, bạn không cần tắm bé hằng ngày. Số lần tắm sẽ phụ thuộc vào việc bé sinh non bao nhiêu. Bạn chỉ cần lưu ý giữ sạch mặt, cổ, khu vực mặc tã và những vùng có nếp gấp của con.

Bạn cần lưu ý không tắm bé quá lâu để tránh làm giảm thân nhiệt của con. Cũng như bạn cần giữ ấm cho con trong và sau khi tắm. Quấn khăn tắm cho bé là cách phù hợp để thực hiện điều này.

Nếu da bé bị khô, bạn cũng không nên tự ý sử dụng bất kì loại dầu nào cho da của con. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé. 

Tay em bé
Tắm cho em bé bạn cũng rất cần phải cẩn thận. Ảnh Pixabay 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sinh non tuy cần thêm một số lưu ý so với cách chăm sóc trẻ sơ sinh bình thường. Nhưng mẹ không nên vì thế mà quá căng thẳng hay lo lắng. Vì điều này có thể ảnh hưởng tới cảm nhận và sự phát triển của trẻ. Bạn hãy cố gắng thực hiện tốt các bước chăm sóc, cũng như quan sát sự thay đổi của bén. Từ đó bạn sẽ có cách xử lý phù hợp trong quá trình chăm sóc con.

Theo WHO & Tommy's

Lily nguyễn lược dịch

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI