Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất trong mọi hoàn cảnh

Trữ đông là cách bảo quản sữa mẹ phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng trữ đông đúng cách. Ngoài ra, còn có nhiều mẹo bảo quản sữa mẹ khác nhau mà có lẽ các mẹ vẫn chưa biết hết.

banner ads

47723-cach-bao-quan-sua-me-3.jpg

Trữ đông là cách bảo quản sữa mẹ phổ biến nhất

Dưới đây là những thông tin cần thiết sẽ giúp ích cho bạn trong việc giữ gìn nguồn sữa mẹ để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho con trong suốt năm đầu đời.

Các phương cách bảo quản sữa mẹ

Phần lớn các bà mẹ đều chọn trữ đông sữa để dành cho con dùng dần hoặc phòng khi mẹ vắng nhà. Nhưng riêng với những trường hợp cần sử dụng ngay, mẹ có thể áp dụng những cách bảo quản khác để đem lại lợi ích và tiện ích tốt nhất. Dưới đây là những cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:

- Giữ ở nhiệt độ phòng (không quá 25 độ C) trong vòng 6 tiếng

- Cho vào thùng đá (có đá) và sử dụng trong 24 tiếng

- Bảo quản sữa trong tủ lạnh (ở 4 độ C hoặc thấp hơn) trong khoảng 5 ngày với điều kiện phải đặt ở mặt trong cùng của tủ lạnh, nơi hơi lạnh tỏa trực tiếp

- Bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh và dùng trong hai tuần

- Bảo quản trong tủ lạnh trữ đông thực phẩm (ở - 18 độ C hoặc thấp hơn) và dùng trong vòng 6 tháng.

Với những cách bảo quản sữa mẹ như thế này, bạn có thể ứng biến được trong mọi trường hợp. Nếu cần phải dùng ngay, bạn vẫn có cách bảo quản tốt nhất mà không phải trữ đông để rồi hâm lại. Như thế vừa mất thời gian vừa làm hao hụt dinh dưỡng của sữa.

Xử lý nguồn sữa mẹ dự trữ trong các trường hợp khác nhau

47722-cach-bao-quan-sua-me-2.jpg

Dán nhãn trên từng túi trữ sữa

Nếu trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản, bạn nên vắt sữa dự trữ từ nhà trước lúc đi làm. Khi đến nơi công sở, chọn giờ trưa để tranh thủ vắt đợt sữa tiếp theo. Nếu nơi làm gần nhà, nên tranh thủ về cho con bú. Buổi chiều, sau khi tan sở, về nhà và cho con bú ngay. Bằng cách duy trì nguồn sữa như thế này, bạn sẽ có đủ sữa cho con bú đến hết năm đầu đời, ngay cả khi trẻ không còn bú mẹ.

Nếu muốn có sữa ngay khi trẻ đang đói, bạn nên áp dụng cách bảo quản sữa mẹ bằng tủ lạnh vì khi trữ ở nơi lạnh nhất, sữa có thể giữ được khoảng vài ngày và khi dùng chỉ việc cho cả bình sữa vào hâm trong thố nước nóng. Nếu bạn trữ đông, nhiệt độ đóng băng có thể phá hủy một số chất trong sữa mẹ. Mặc dù vậy, sữa mẹ đông lạnh vẫn là sự lựa chọn tốt hơn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ so với sữa công thức.

Dù lựa chọn của bạn trong cách bảo quản sữa mẹ là trữ đông hay để lạnh, bạn vẫn nên nhớ những điều sau:

- Sử dụng túi hoặc bình chứa đã được khử trùng

- Nếu chọn chai hoặc túi nhựa nên xem xét kỹ thành phần và chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín

- Không dùng chai thủy tinh trữ sữa để bảo quản trong tủ đông vì chúng có thể nứt và vỡ

- Dán nhãn hoặc ghi chú ngày giờ của mỗi chai, túi trữ sửa để biết nên dùng cái nào trước, cái nào sau.

- Giữ sạch sẽ máy hút sữa và thường xuyên khử trùng kỹ lưỡng các bộ phận của dụng cụ bơm hút sữa trong nước ấm, xà phòng và rửa sạch lại với nước.

- Rửa tay sạch trước khi hút và xử lý sữa để bảo quản. Càng sạch sẽ, bạn sẽ càng làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong sữa dự trữ.

- Bạn có thể dự trữ một ít sữa dùng ngay trong ngăn mát tủ lạnh để dùng trong trong ngày.

47721-cach-bao-quan-sua-me-1.jpg

Nếu có ý định trữ đông, phải làm càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn kịp sinh sôi

- Nếu trữ sữa trong một thời gian, bạn có thể thấy sữa tách làm hai phần giống như một phần nước và một phần sữa. Điều này rất bình thường và không ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa. Để cho trẻ dùng, trước tiên, bạn đem rã đông, sau đó lắc nhẹ và cho vào bát nước nóng.

- Nếu có ý định trữ đông, phải làm càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn kịp sinh sôi. Nên nhớ chừa lại một khoảng trống ở đầu mỗi chai hay túi trữ sữa, vì sữa sẽ “nở ra” trong thời gian đóng băng. Nếu dùng túi bảo quản sữa, nên rút chân không.

- Có thể đóng băng một lượng rất nhỏ sữa mẹ trong khay đá có nắp đậy. Lượng sữa đông được chia nhỏ sẽ tan nhanh hơn so với một khối lớn. Đây là cách bảo quản sữa mẹ khôn ngoan trong trường hợp bạn vừa muốn giữ sữa tối đa khỏi vi khuẩn vừa muốn đem lại sự tiện lợi nhất cho chính mình.

- Bạn có thể thêm sữa mẹ vừa vắt được hoặc trữ trong tủ mát để trộn với sữa đông lạnh, miễn rằng sữa trữ mát vừa được ướp lạnh trong ít nhất 1 tiếng đầu.

- Lý tưởng nhất là rã đông sữa mẹ đông lạnh trong tủ lạnh và có thể bả quản ở đó trong 12 tiếng.

- Tuyệt đối không nên rã đông hoặc hâm nóng sữa mẹ trong lò vi sóng. Nếu bạn cần sữa ngay, nên rã đông trong nước mát trước khi cho vào bát nước nóng. Sau đó, lau khô bên ngoài chai sữa và cho bé bú.

Trên đây là những cách bảo quản sữa mẹ trong các trường hợp khác nhau. Mong rằng, với thông tin này, bạn sẽ càng yên tâm hơn trong lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc bé ăn ngon, chóng lớn!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI