Dưới đây là một số tư thế phổ biến hiện nay.
Tư thế khám phụ khoa
Đây là tư thế truyền thống từ trước đến nay. Mẹ bầu nằm ngửa, hai chân sẽ giơ lên đặt ở trên bàn đạp giống như khi đi khám phụ khoa.
Khi mẹ sinh ở tư thế này thì được hỗ trợ thuốc tê, thuốc gây mê và gắn máy theo dõi cho em bé. Đánh giá dành cho tư thế này khá hạn chế vì nó khiến cho sự chuyển dạ chậm đi, huyết áp giảm, khung xương chậu bị chùng giãn ở các mô mềm và sự xổ nhau tự nhiên không được nhanh chóng cũng như mẹ dễ bị kiệt sức…
Tư thế nằm ngửa là tư thế truyền thống khi sinh.
Các tư thế thúc đẩy quá trình sinh được dễ dàng hơn
Các tư thế sinh tự nhiên hiện nay được ưa chuộng hơn do khiến mẹ bầu thoải mái hơn. Tuy nhiên, chúng lại không thuận lợi cho đội ngũ y bác sĩ bằng tư thế khám phụ khoa truyền thống.
Các tư thế sinh tự nhiên gồm có: Đứng, ngồi, quỳ. Tùy theo mỗi mẹ bầu mà chọn cho mình tư thế thích hợp để cảm thấy thoải mái khi sinh và ít đau đớn cũng như rủi ro hơn.
Tư thế đứng:Nếu chọn tư thế này mẹ bầu đứng thẳng người và đối mặt với chồng hay bác sĩ hoặc người thân. Cơ thể mẹ bầu tựa vào vai người đối diện và san sẻ bớt sức nặng của em bé. Sau đó mẹ hít thở thật sau và rặn đẻ em bé ra ngoài.
Tư thế sinh con đứng
Tư thế ngồi:
+ Ngồi ngả lưng: Ở tư thế này mẹ ngồi trên một chiếc ghế có lưng tựa và ngồi ngược lại so với tư thế thông thường. Mẹ cần kê hai chiếc gối mềm, tì lên gối và co hai đầu gối lại, thở đều chậm rãi. Cách này giúp mẹ bầu chuyển dạ thoải mái hơn vào thời gian đầu khi sinh.
Tư thế ngồi ngả lưng
+ Tư thế ngồi ghế đẩu: Mẹ bầu ngồi trên 1 chiếc ghế đẩu, 2 chân dạng ra và phía trước có đặt 1 chậu hoặc bô lớn.
+Tư thế ngồi xổm: Với tư thế này mẹ vịn hai tay vào hai người, ngồi chồm hỗm trên mặt phẳng và rặn thở đúng cách để đẩy bé ra ngoài.
Tư thế quỳ:Tư thế này thích hợp cho mẹ bầu có em bé ngôi mông. Lúc này mẹ bầu sẽ quỳ hai tay hai chân trên sàn phẳng để giảm áp lực lên cột sống.
Tư thế quỳ có lợi cho mẹ bầu có thai ngôi sau.
Ba tư thế tự nhiên này giúp cho mẹ bầu tận dụng được trọng lực hướng xuống để thúc bé ra ngoài nhanh chóng. Lúc này tử cung co thắt theo chiều thẳng đứng, sàn khung chậu cũng được căng giãn nên mẹ bầu có thể không cần phải cắt tầng sinh môn và áp lực lên các cơ hoành cũng giảm bớt.
Hơn nữa, các tư thế này cũng hạn chế căng thẳng cho xương sống, các khớp xương chậu nữa.
Các loại thuốc hỗ trợ cho tiến trình chuyển dạ
Nếu các cơn đau khi sinh chạm đến ngưỡng giới hạn chịu đựng của mẹ thì việc dùng thuốc hỗ trợ là cần thiết. Mặc dù một số mẹ vẫn e ngại thuốc sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mình.
Các loại thuốc hỗ trợ cho mẹ bầu gồm có: thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc kích thích thần kinh qua da (TENS)…
Yeutre.vn (Tổng hợp)