Các tác hại khôn lường của thức ăn nhanh với trẻ từ 2 - 14 tuổi

Đồ ăn nhanh hay là những món ăn vặt yêu thích của mọi đứa trẻ, tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu nó tác động lên sức khỏe của trẻ như thế nào.

banner ads

50999-2368319.jpg

Đồ ăn nhanh có tác hại nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ

Chúng ta thường nghĩ đơn giản, cho trẻ ăn một miếng gà rán cũng không vấn đề gì khi thấy con đòi ăn. Tuy nhiên, với suy nghĩ lối mòn đó, chúng ta đang dẫn trẻ vào con đường "nghiện" đồ ăn nhanh vì nó thực sự hấp dẫn. Đặc biệt, với trẻ từ 2 - 6 tuổi, trẻ rất dễ bị nghiện đồ ăn nhanh và không kiểm soát được hành vi ăn uống của mình. Hậu quả không chỉ đơn giản là béo phì, tim mạch, đái tháo đường lâu dài mà nó còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng khác.

1. Trẻ từ 2 - 6 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ đang bắt đầu hình thành vị giác rõ rệt và dễ dàng trở nên nghiện đồ ăn nhanh và ghi nhớ gia vị của chúng một cách "siêu việt". Hậu quả là khi trẻ gọi đồ ăn, trẻ sẽ muốn ăn những thực phẩm có mùi vị tương tự như đồ ăn nhanh, nếu không được đáp ứng trẻ sẽ nghiện đồ ăn nhanh và lúc nào cũng trong trạng thái thèm thuồng.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ phải hứng chịu những hậu quả sau từ đồ ăn nhanh:

- Thiếu hụt chất dinh dưỡng, do khi ăn quá nhiều đồ ăn nhanh trẻ không thể nạp thêm nhiều thực phẩm khác và dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng. Chúng ta có thể thấy trẻ trông có vẻ béo, to nhưng ở độ tuổi này, béo không phải là tốt, béo không có nghĩa là đủ chất.

- Nguy cơ thiếu chất sẽ kéo theo việc phát triển xương. Hệ xương của trẻ sẽ không được phát triển đúng theo chuẩn của cơ thể.

2. Giai đoạn từ 3 - 9 tuổi

51000-06072012afamilythit650bd.jpg

Trẻ rất dễ bị nghiện đồ ăn nhanh

Ở giai đoạn này, việc phát triển IQ rất quan trọng, tuy nhiên, nghiện đồ ăn nhanh khiến trẻ bị trì hoãn việc phát triển IQ và sẽ trì hoãn từ 3 tới 9 tuổi. Như vậy, cha mẹ đã đánh mất đi giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn này.

Theo các chuyên gia, lượng mối, đường, chất béo bão hòa trong đồ ăn nhanh sẽ tỉ lệ với việc giảm chỉ số IQ ở trẻ, nghĩa là mẹ càng cho trẻ ăn đồ ăn nhanh nhiều thì chỉ số IQ sẽ giảm dần. Thời gian đầu, mẹ có thể không nhận ra sự thay đổi này nhưng mẹ sẽ nhanh chóng nhận ra trẻ kém thông minh hơn so với những trẻ khác cùng độ tuổi.

3. Giai đoạn từ 11 - 14 tuổi

Đây là độ tuổi rất nhạy cảm với sự thay đổi hormone sinh dục và cũng là độ tuổi có tác động lớn bởi sự dậy thì. Ở độ tuổi nhạy cảm này, nếu lạm dụng và nghiện đồ ăn nhanh sẽ để lại những nguy cơ đáng báo động và cha mẹ cần cảnh tỉnh để trẻ hạn chế tối đa loại thực phẩm công nghiệp này.

Đồ ăn nhanh khiến trẻ nhạy cảm với sự thay đổi hormone sinh dục và có nguy cơ gây ảnh hưởng tới việc chuyển hóa hormone sinh dục.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI