Các bước chuẩn bị sức khỏe để mang thai đối với mẹ mắc bệnh tiểu đường

Với một người bình thường, chuyện mang thai đã phải cần chuẩn bị kỹ lưỡng biết bao nhiêu thì với người mắc bệnh tiểu đường việc chuẩn bị cho thai kỳ sắp đến càng phải chu đáo hơn thế rất nhiều.

banner ads

Chuẩn bị trước khi mang thai

17800-tieu-duong-2.jpg

Nhất thiết bạn phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Nhất thiết bạn phải được theo dõi sức khỏe thường xuyên trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Khi đã có ý định mang thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, người thường xuyên thăm khám bệnh cho bạn để biết lúc nào sẽ thích hợp và cách thức nào để bạn có khả năng đạt được thai kỳ thành công nhất. Đây là điều kiện cần trước hết nếu bạn muốn mình và con an toàn trong suốt thai kỳ.

Song song đó, bác sĩ sẽ phân tích cho bạn biết về các xét nghiệm giúp theo dõi tổng quát sức khỏe của bạn để đưa ra những biện pháp phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra trong quá tình mang thai. Các xét nghiệm này bao gồm:

+ Phân tích nước tiểu nhằm có thể tầm soát biến chứng tiểu đường ở thận

+ Xét nghiệm máu để nắm được chỉ số triglyceride và cholesterol

+ Kiểm tra thị lực để tầm soát các bệnh liên quan đến tiểu đường (bệnh về võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp)

+ Kiểm tra chức năng của thận và gan

+ Đo điện tâm đồ

+ Kiểm tra bàn chân xem bàn chân có vết thương hay không

Tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết đối với phụ nữ sắp mang thai

Có không ít phụ nữ khi phát hiện ra mình mang thai đều là lúc thai nhi đã được từ 2-4 tuần tuổi. Nếu việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu không được thực hiện trước đó, để đến lúc này lượng đường trong máu quá cao có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ảnh hưởng này thậm chí còn có thể kéo dài đến 13 tuần tuần đầu thai kỳ. Chưa hết, tình trạng này còn có khả năng làm tăng nguy cơ các biến chứng và sẩy thai.

17799-tieu-duong-1.jpg

Muốn biết mức đường huyết một cách chính xác, bạn nên trữ sẵn một máy đo đường huyết trong nhà.

Để đường huyết được kiểm soát tốt, bạn hãy luôn cố gắng giữ mức đường huyết trong phạm vi chuẩn: trước khi ăn: từ 70 - 100 mg/dL; sau 2 giờ ăn:

Song song với việc cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống, bạn cũng nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và uống thuốc đúng liều, đúng giờ theo hướng dẫn.

Bệnh tiểu đường sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Bé sơ sinh của những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thường là trẻ to lớn, có cân nặng trên 4kg. Điều này là do trong bụng mẹ, thai nhi đã nhận quá lượng đường được truyền từ máu mẹ. Lúc này tuyến tụy sẽ tự động tiết ra nhiều insulin hơn để lượng đường dư có thể được chuyển hóa thành chất béo. Và đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ to lớn.

17802-tieu-duong-4.jpg

Trẻ to lớn gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của người mẹ.

Trẻ to lớn gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ của người mẹ. Thông thường đều cần đến biện pháp mổ để bắt em bé ra ngoài. Chính vì vậy, với các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường, cân nặng của thai nhi luôn được theo dõi chặt chẽ nhằm can thiệp nhanh nhất khi có dấu hiệu bất thường.

Trong khoảng 24 giờ trước lúc sinh, nếu người mẹ tăng đường huyết liên tục, thai nhi có thể nguy hiểm đến tính mạng vì đường huyết hạ thập đột ngột sau sinh. Đó là lý do các bác sĩ sản khoa thường giữ các bé có mẹ mắc tiểu đường và theo dõi liên tục trong vài giờ sau khi lọt lòng. Trường hợp lượng đường ở mức quá thấp, bé sẽ được bổ sung glucose.

Ngoài ra, em bé của những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường cũng rất dễ bị thiếu hụt canxi và magie nên phải nhờ đến sữ hỗ trợ của các loại thuốc phù hợp.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI