Bí kíp cực hay giúp mẹ "trị" chứng biếng ăn ở trẻ 1 - 3 tuổi hiệu quả

Rất nhiều mẹ phàn nàn, lo lắng vì trẻ biếng ăn, lười ăn, mà độ tuổi chủ yếu là từ 1 - 3 tuổi. Mẹ có biết vì sao không? Cùng tìm hiểu tâm lý ăn uống của trẻ ở độ tuổi này để tìm ra câu trả lời nhé!

banner ads

1. Tâm lý ăn uống của trẻ từ 1 - 3 tuổi

tre bieng an
Trẻ dễ bị biếng ăn nếu mẹ thường xuyên stress

Ở độ tuổi từ 1 - 3, trẻ nhỏ thường thích chơi hơn là ăn, kể cả những nhu cầu khác. Do đó, nếu cha mẹ không thiết lập quy tắc ăn uống ngay từ đầu cho trẻ có thể khiến trẻ biếng ăn kéo dài tới 4 tuổi.

Một số cha mẹ có thói quen, biến việc ăn uống của con giống như cuộc chơi. Nghĩa là con vừa ăn vừa được dụ chơi trò chơi như xem ipad, tivi hoặc bế trẻ đi lòng vòng, chơi đồ chơi... Vô tình chung, trẻ không phân biệt được đâu là ăn, đâu là chơi và càng dẫn tới biếng ăn hơn hoặc khi ăn phải có điều kiện.

Một vấn đề khác mà cha mẹ ít quan tâm đó là vấn đề stress ở cha mẹ rất dễ ảnh hưởng tới trẻ. Ngay từ 10 tháng tuổi, trẻ đã hiểu được vấn đề cảm xúc của người mẹ. Khi mẹ stress về việc trẻ biếng ăn, điều này sẽ truyền tín hiệu tới cho trẻ khiến trẻ cảm thấy việc cho bé ăn là rất áp lực với mẹ, vì vậy trẻ sẽ càng cảm thấy không muốn ăn và từ chối bữa ăn.

Như vậy, tâm lý của cha mẹ tác động lên rất nhiều tâm lý ăn uống của trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn thực sự do cảm nhận được áp lực của cha mẹ thường xuyên.

2. Trẻ biếng ăn 1, 2 tuần có đáng lo?

Ở độ tuổi từ 1 - 3 tuổi, trẻ biếng ăn có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần là điều bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Thực tế cho thấy, dung tích dạ dày trẻ lúc này chỉ bằng 1/3 người lớn và thời gian tiêu hóa cũng chậm hơn, đặc biệt nếu trẻ ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh thì càng khó tiêu như kẹo, bánh, snack. Chính vì ăn uống lặt vặt trước khi ăn chính nên chuyện trẻ biếng ăn là bình thường.

Ngoài ra, để biết trẻ biếng ăn thực sự hay không, cha mẹ cần bình tâm đặt ra các vấn đề sau:

- Lượng ăn vặt trong ngày của bé là bao nhiêu. Nếu lượng ăn vặt trước bữa ăn chính nhiều, thức ăn chủ yếu là nước ngọt, snack... thì chuyện bé không chịu ăn cháo/cơm trong bữa chính là điều dễ hiểu. Thậm chí bạn sẽ phải ngạc nhiên với lượng ăn vặt hàng ngày bạn cho bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.

- Nếu bé không ăn vặt hãy nghĩ xem bạn có cho bé uống sữa? Sữa nhiều đường, đạm và cũng rất khó tiêu, nếu một ngày bạn cho bé uống từ 400 - 500ml sữa thì chuyện bé không chịu ăn cơm không có gì khó hiểu. Ngoài ra bạn kiểm tra xem bé có uống gì ngoài sữa không, như nước ép trái cây chẳng hạn. Nếu có thì bạn đã có câu trả lời vì sao bé biếng ăn rồi.

3. Cha mẹ nên làm gì?

tre an dam
Cha mẹ cần xây dựng lại chế độ ăn uống cho trẻ

Lời khuyên cho cha mẹ lúc này là cần phải cân bằng lại danh sách ăn vặt, ăn chính cho trẻ. Cha mẹ hãy bình tâm thực hiện các điều sau:

- Nếu trẻ không chịu ăn một món ăn gì đó thì hãy kiên nhẫn giới thiệu cho trẻ. Tốt nhất là nên giới thiệu sau 30 phút trẻ ngủ dậy vào buổi sáng/trưa. Lúc này trẻ đang đói và rất dễ ăn những món bạn đưa.

- Có thể thay cơm/cháo bằng bún/nui/mì để kích thích vị giác của trẻ. Nếu trẻ ăn mãi một món ăn thì sẽ không lấy làm thích thú. Ngoài ra, mẹ có thể chế biến món ăn với nhiều màu sắc để kích thích thị giác của trẻ.

- Không tăng lượng sữa cho bé dù bé không chịu ăn cơm. Tâm lý nhiều mẹ lo sợ con đói khi không ăn cơm nên tăng lượng sữa thêm cho trẻ. Điều này chỉ làm cho trẻ biếng ăn thêm mà thôi. Nếu trẻ chỉ uống sữa, cơ thể trẻ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng như thực phẩm thịt, cá, trái cây, rau củ...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá bài viết này Đáng Tin Cậy

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI