Bệnh suyễn ở trẻ em và những điều cha mẹ cần lưu ý

Bệnh suyễn ở trẻ em (còn gọi là hen phế quản, hen suyễn, COPD) là bệnh viêm mạn tính của đường dẫn khí phát triển theo từng đợt cấp tính, gây co thắt và chít hẹp đường thở. Trẻ mắc bệnh này thường khó thở, hoặc thở khò khè, phát ra âm thanh như mèo rên.

banner ads

Bệnh suyễn ở trẻ em rất khó phát hiện, có thể mang đến các nguy cơ sức khỏe cho trẻ, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết cơ bản về bệnh để chăm sóc con tốt nhất.

 bệnh suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính đường thở
Bệnh suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mạn tính đường thở

1. Nguyên nhân gây ra bệnh suyễn ở trẻ em

Trên thực tế, nguyên nhân thực sự gây ra bệnh suyễn ở trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, có hai yếu tố nguy cơ gây ra bệnh này là yếu tố chủ thể và yếu tố môi trường.

1.1 Yếu tố chủ thể (yếu tố nội tại)

  • Yếu tố di truyền : Nếu cha hoặc mẹ của trẻ mắc bệnh hen suyễn thì nguy cơ con mắc bệnh này là 25%, còn nếu cả cha và mẹ đều bị suyễn thì nguy cơ của con sẽ là 50%. Vì thế, yếu tố gia đình cần được chú ý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
  • Cơ địa dị ứng: Những trẻ có cơ địa dễ dị ứng với các tác nhân như bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc… sẽ có khả năng mắc bệnh suyễn cao. Tỉ lệ bệnh nhân bị suyễn có cơ địa dị ứng nói chung trong dân số là 50%.
  • Giới tính : Ở trẻ nhỏ, trẻ trai có nguy cơ mắc phải bệnh suyễn cao hơn trẻ gái do các bé này có nhiều yếu tố bẩm sinh thuận lợi cho sự phát sinh tắc nghẽn phế quản. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh suyễn ở trẻ em thường gặp và diễn tiến nặng ở các trẻ trai. Tùy theo tác giả, tỉ lệ mắc suyễn theo giới tính thay đổi từ 1,5 đến 3,3 nam/1 nữ.
  • Chủng tộc : Nhiều người nhận thấy rằng những trẻ có nguồn gốc ở Anh hoặc Australia, cho dù không sống ở các nước đó, di tản hoặc sinh sống ở nước ngoài, thì tỉ lệ mắc hen suyễn của nhóm trẻ này vẫn cao hơn các nhóm trẻ khác.
 bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bé gái
Bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn bé gái

1.2 Yếu tố môi trường

  • Con mạt nhà : Đây được coi là yếu tố mạnh nhất tăng khả năng phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em đối với những trẻ có sẵn tố bẩm hen suyễn.
  • Dị nguyên súc vật nuôi : Các động vật máu nóng như chó, mèo, chuột có khả năng phóng thích dị nguyên qua nước bọt, nước tiểu, phân, gây nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ em.
  • Con gián
  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Khói thuốc lá : Trẻ nhỏ sống trong môi trường có khói thuốc lá sẽ có nguy cơ tăng bệnh lý về đường hô hấp dưới vì khói thuốc lá rất kích thích niêm mạc đường thở.
  • Ô nhiễm môi trường
  • Nhiễm trùng đường hô hấp , nhiễm ký sinh trùng…
 khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh suyễn ở trẻ em
Khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ gây bệnh suyễn ở trẻ em - Ảnh Internet

2. Triệu chứng của bệnh suyễn ở trẻ em

  • Khi trẻ có các biểu hiện ho, nặng ngực, thở khò khè hay khó thở , co rút lồng ngực, tím tái… thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới khả năng con mình đã bị bệnh suyễn. Lúc này, cha mẹ nên cho con đi khám ngay. Nhiều trẻ biểu hiện bệnh bằng các cơn ho, khó thở về đêm mà ban ngày lại không có biểu hiện gì thì cũng không loại trừ khả năng trẻ đã bị hen suyễn.
  • Bệnh suyễn ở trẻ em thường khởi phát với bệnh cảnh nhiễm siêu vi đường hô hấp trên. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày, trẻ bắt đầu ho khan từng cơn, kèm theo khò khè. Trường hợp trẻ thở nhanh nông, co kéo liên sườn, cánh mũi phập phồng hoặc co kéo hõm ức chứng tỏ trẻ đang có dấu hiệu bệnh nặng, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý.
 ho khan ho khò khè có thể là triệu chứng của bệnh suyễn ở trẻ em
Ho khan, ho khò khè có thể là triệu chứng của bệnh suyễn ở trẻ em - Ảnh Internet

3. Điều trị bệnh suyễn ở trẻ em

  • Cách điều trị tốt nhất khi trẻ bị hen suyễn là các cha mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám lâm sàng: đo huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám phổi…, từ đó xác định độ nặng của cơn suyễn. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định các bước khám cận lâm sàng như chụp Xquang phổi, khí máu… giúp phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, từ đó đưa ra những chẩn đoán, phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả nhất.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, đặc biệt là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây suyễn như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, nấm mốc… để hỗ trợ điều trị bệnh suyễn ở trẻ em.
đưa trẻ bị suyễn đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách
Đưa trẻ bị suyễn đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách - Ảnh Internet

Bệnh suyễn ở trẻ em có thể gây nguy hiểm và tái phát lại nhiều lần nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách. Ngay cả khi trẻ đã khỏi bệnh, cha mẹ vẫn nên theo dõi con kỹ càng để ngăn chặn bệnh diễn tiến phức tạp, xử lý kịp thời mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Với những thông tin tổng hợp ở trên, Yeutre.vn hy vọng có thể giúp các cha mẹ bảo vệ sức khỏe con yêu ngày càng tốt hơn.

Mỹ Tiên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI