Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn từ 0 - 12 tháng tuổi

Khi trẻ bị hen suyễn, ngoài môi trường sống, thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng quyết định tình trạng hen suyễn của trẻ nặng hay nhẹ đi. Do đó, mẹ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen suyễn để phòng ngừa bệnh tốt nhất cho con.

banner ads

1. Nguyên nhân trẻ bị hen suyễn

49999-be-bi-suyen-hen-phe-quan.jpg

Trẻ bị hen suyễn do nhiều nguyên nhân

- Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn thì nguy cơ trẻ cũng sẽ bị hen suyễn lên tới 50%.

- Cơ địa trẻ dị ứng với bụi bặm, nấm mốc, vi sinh vật hoặc các hoá chất, thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng.

- Trẻ bị hen suyễn bẩm sinh do trong quá trình mag thai, người mẹ tiếp xúc nhiều với động vật, hóa chất độc hại.

- Trẻ bị béo phì khiến đường thở bị hẹp và tăng nguy cơ bị hen suyễn.

2. Dấu hiệu trẻ bị hen suyễn

Khi trẻ bị hen suyễn nhiều mẹ lầm tưởng trẻ bị viêm họng, viêm phế quản hoặc do trẻ ngáy. Việc xác định đúng trẻ bị hen suyễn hay không sẽ giúp mẹ có hướng điều trị bệnh tốt hơn cho trẻ.

- Trẻ thở khò khè: dấu hiệu này khá giống như trẻ chảy nước mũi, nghẹt mũi, tuy nhiên, khi hen suyễn trẻ thở thường xuyên hơn dù mẹ đã vệ sinh mũi sạch sẽ cho trẻ. Nguyên nhân do không khí không được hít vào hoặc thở ra khỏi phổi, các cơ quanh đường khí đã siết chặt và gây cả trở cho không khí lưu thông.

- Ho, nặng ngực cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ bị hen suyễn. Các cơn ho sẽ nhiều và mạnh hơn sau khi vận động (khoảng 5 - 10 phút sau vận động). Các cơn ho sẽ giảm dần sau khoảng 20 - 30 phút mà không cần sử dụng thuốc cắt cơn hen.

- Thở gắng sức và nặng hơn vào ban đêm hoặc rạng sáng.

- Ở trẻ nhỏ, khi ho hoặc hít vào cảm thấy có tiếng rít do bé đang cố để thở và lưu thông không khí.

- Ở trẻ lớn sẽ kêu nặng ngực khi ho.

3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen từ 0 - 12 tháng tuổi

Chúng ta thường quan tâm tới giải pháp chữa hen cho trẻ là sử dụng thuốc giãn phế quản dạng khí, bình xịt, dạng viên hoặc siro để kiềm các cơn hen. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thường xuyên không phải là cách tốt nhất, nếu lạm dụng có thể gây tác dụng ngược.

Do đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị hen đối với trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơn hen tái phát hoặc các cơn hen nặng.

50000-bfc88864-9762-4b4b-9415-26678d950665.jpg

Sữa bò có nguy cơ gây dị ứng cao ở trẻ

- Cha mẹ tiếp tục cho trẻ ăn theo lứa tuổi như bình thường, nhưng hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì dị ứng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cơn hen nặng và nguy kịch hơn. Các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, các loại hạt, hải sản, lúa mì, rượu đỏ.

- Để biết trẻ có dị ứng hay không, các mẹ hãy làm bài kiểm tra sau: khi ăn thức ăn mới, cần cho trẻ ăn thử dần dần ít một. Nếu sau 2 ngày, trẻ không có biểu hiện dị ứng thì ăn tiếp. Tiếp tục duy trì cho trẻ ăn thực phẩm này trong 1 tuần và đánh dấu vào cuốn sổ riêng xem trẻ có thể ăn được thực phẩm này hay không.

- Với trẻ sơ sinh thì tuyệt đối cho bú mẹ hoàn toàn do trẻ có nguy cơ dị ứng sữa bò cao (trẻ sơ sinh bị hen suyễn bẩm sinh do gen di truyền hoặc do người mẹ tiếp xúc với lông động vật, hóa chất nhiều khi mang thai).

- Khi bước vào giai đoạn ăn dặm cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất bột đường, đạm, béo và nhóm trái cây rau củ. Đặc biệt trẻ cần ăn đủ đam để bù lại lượng đạm đã mất do dùng thuốc.

- Bổ sung thêm vitamin D, C, canxi, sắt cho trẻ.

- Cần tránh cho trẻ ăn các thức ăn sinh lưu huỳnh như coca hoặc tránh các loại thức ăn chiên bằng dầu cũ.

- Cho trẻ ăn ít muối để tránh mất nước và có nguy cơ bị sỏi thận.

- Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm nếu dị ứng một số thực phẩm thì cần tìm thực phẩm thay thế để bổ sung cho trẻ. Cha mẹ cần cố gắng xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển tốt và giảm các nguy cơ về bệnh tật.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI