Bé tập đi chân vòng kiềng - Dẹp tan nỗi lo cho mẹ

Bé tập đi chân vòng kiềng là nỗi lo của hầu hết các mẹ khi có con đang trong độ tuổi tập đi. Tuy nhiên, việc tập đi của bé có thật sự ảnh hưởng đến dáng đi hay làm chân bị vòng kiềng hay không, và nếu có sẽ khắc phục thế nào? Yeutre.vn mời mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé!

banner ads

1. Bé tập đi chân vòng kiềng – điều này đúng hay không?

Trong các chứng minh gần đây, khi nghiên cứu về vấn đề bé tập đi chân vòng kiềng có đúng hay không, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng điều này chưa hoàn toàn chính xác. Vì phần lớn, các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều bị cong chân do tư thế nằm trong bụng mẹ. Đây là kết quả của tư thế thai nhi trong tử cung, khi hai chân bắt chéo nhau. Điều đó được gọi là cong chân sinh lý. Hoặc đa số, các bé bị chân vòng kiềng là do có chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến xương như: thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng...

Nhưng, hiện tượng này sẽ hết mà không cần một tác động quá lớn nào. Đến khi bé bắt đầu đứng, tập đi và bổ sung đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể phát triển, hình dáng của đôi chân sẽ càng trở nên rõ rệt, xương tự điều chỉnh nên chân bé sẽ tự thẳng.

bé tập đi chân vòng kiềng
Dáng đi của bé có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng - Ảnh Internet

Trường hợp hiếm gặp khác, chân bé có thể có hình vòng kiềng do mắc bệnh di truyền gọi là bệnh Blount. Hoặc bé mắc các bệnh lý về xương và một số dị tật ở bàn chân, điều này cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự lệch trục của khớp gối tác động đến ống quyển.

Tuy nhiên, việc bé tập đi cũng có tác động đôi chút đến dáng chân của bé khiến bé tập đi chân vòng kiềng, nhất là khi cho bé tập đi quá sớm. Lúc này, bé chưa biết cách giữ thăng bằng thành thạo như người lớn, đầu gối sẽ cong để làm giảm té ngã. Tình trạng này cũng khiến chân bé có vẻ cong hơn.

2. Khi nào xác định hình dáng vòng kiềng của đôi chân?

Lúc bé tập đi một thời gian mẹ có thể xác định bé tập đi chân vòng kiềng hay không bằng cách, mẹ thử đặt bé đứng thẳng, hai bàn chân sát vào nhau sao cho hai mắt cá mặt trong chân tiếp giáp với nhau. Nếu chân bị cong, hai đầu gối sẽ không sát vào nhau được.

bé tập đi chân vòng kiềng
Bé tập đi chân vòng kiềng - Trạng thái này kéo dài bao lâu? - Ảnh Internet

Nếu bé mới tập đi và xuất hiện chân vòng kiềng, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Vòng kiềng sẽ mất dần khi bé lớn lên. Mặt khác, việc đi đứng thành thạo cũng đầy lùi tình trạng bé tập đi chân vòng kiềng.

3. Bé tập đi chân vòng kiềng – Mẹ phải làm sao?

Thông thường với các bé sơ sinh, mẹ có thể dùng các phương pháp massage, xoa bóp đôi chân của bé, để giúp bé định hình dáng chân. Massage cũng như giúp bé cảm thấy đỡ mỏi, thoải mái, điều hòa máu tốt và dễ chịu hơn sau những ngày dài bắt chéo chân nằm trong bụng mẹ.

Với những bé đang trong độ tuổi tập đi, lúc này là giai đoạn hình dạng chân bắt đầu được hình thành, mẹ cần chú ý hơn. Để tránh việc bé tập đi chân vòng kiềng mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ hằng ngày của bé, để tránh con mắc phải các vấn đề về xương như còi xương, biến dạng xương bằng cách, cho bé tắm nắng hàng ngày, bổ sung đủ Vitamin D và Canxi cần thiết cho trẻ. Việc cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt trong giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi cũng góp phần làm hạn chế tình trạng bé tập đi chân vòng kiềng.

bé tập đi chân vòng kiềng
Trong giai đoạn tập đi, nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con - Ảnh Internet

Không ép cho bé tập đứng hoặc tập đi quá sớm so với độ tuổi, vì trọng lượng của cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chân, bé dễ té ngã và ảnh hưởng đến cấu trúc xương của con. Tránh tạo “áp lực” lên đôi chân bé khi chân bé chưa thực sự hoàn thiện về mặt xương, khớp hay sụn. Mỗi bé có cấu trúc xương, sự phát triển khác nhau nên độ tuổi tập đi cũng khác nhau. Chỉ cho bé tập đi khi bé đã thực sự sẵn sàng.

Trong quá trình bé tập đi, nếu có các biểu hiện bất thường liên quan đến việc bé tập đi chân vòng kiềng, cách tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thật sớm, để được tư vấn và có cách điều trị thích hợp.

bé tập đi chân vòng kiềng
Bố mẹ luôn bên cạnh và hướng dẫn cách đi đúng cho bé - Ảnh Internet

Tóm lại, bé có bị chân vòng kiềng hay không liên quan đến các vấn đề về xương là chủ yếu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bé tập đi chân vòng kiềng, mẹ nên xác định thời điểm tập đi cho bé thật phù hợp, cũng như có cách tập đi đúng đắn và kịp thời uốn nắn khi cần thiết. Chúc các bé của mẹ có một đôi chân khỏe mạnh, thẳng tắp.

Ngọc Hoài tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI