Bé mấy tháng biết ngồi và khi nào con ngồi xe đẩy được?

Bé mấy tháng biết ngồi, cũng như ngồi được xe đẩy là một chủ đề khá hay, dành cho các mẹ đang chăm bé ở tuổi chuẩn bị tập ngồi. Bé ngồi được vững vàng cũng được xem là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của con. Cũng như bên cạnh đó, liên quan đến việc bé ngồi được, thì không thể không nói đến chuyện có nên cho con ngồi xe đẩy hay không và thời điểm nào là thích hợp. 

banner ads

Trước khi nói đến cụ thể hơn bé mấy tháng tuổi biết ngồi và việc ngồi xe đẩy, chúng ta đều thấy rằng sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời nhiều dòng xe đẩy khác nhau dành cho bé. Xe đẩy cho bé ở thị trường Việt Nam cực kỳ phong phú về mẫu mã, cũng như có nhiều thương hiệu để bố mẹ lựa chọn cho con. Dù có băn khoăn là tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những dòng xe đẩy phù hợp, song không phải tất cả các bố mẹ đều chắc chắn, mình đã nắm đúng nắm kỹ về giai đoạn ngồi của bé, cũng như việc nên cho bé ngồi xe đẩy vào thời điểm nào là phù hợp, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con. 

1. Bé mấy tháng biết ngồi?

Bình thường, giai đoạn cá bé ngồi được rơi vào khoảng thời gian 5-6 tháng tuổi. Con biết ngồi không chỉ đơn giản là việc con ngồi được, mà đây còn là một trong những điểm nhấn quan trọng, liên quan đến nhiều vấn đề khác như ăn dặm và việc ngồi xe đẩy sau đó, nếu bố mẹ cho con ngồi xe đẩy.

Bé biết ngồi
Với những trẻ phát triển khỏe mạnh bình thường 5-6 tháng tuổi con biết ngồi. Ảnh Internet

5-6 tháng tuổi bé biết ngồi là với các trường hợp phát triển bình thường và khá phổ biến. Thực tế, cũng có bé có thể biết ngồi sớm hơn từ hơn 4 tháng đến tháng thứ 5 vì bé cứng cáp, song cũng có bé biết ngồi muộn, đến tháng thứ 6 qua tháng thứ 7 vẫn chưa thể ngồi vững. Trường hợp biết ngồi muộn này có thể gặp ở những bé sinh non, thể chất con cũng như tốc độ phát triển của con chậm hơn các bé sinh đủ tháng khỏe mạnh chẳng hạn. Quá trình tập ngồi của con cũng cần đến sự hỗ trợ của mẹ, để giúp bé ngồi được nhanh, ngồi tư thế tốt. Và thời điểm này, việc nhiều bố mẹ quan tâm đến các sản phẩm hỗ trợ bé tập ngồi như ghế tập ngồi, nệm cho bé tập ngồi,...là điều chấp nhận được, với điều kiện bố mẹ phải hiểu đúng và sử dụng đúng cách. 

Tiếp theo, căn cứ vào thời điểm biết ngồi của bé , hiểu về xe đẩy cho bé ngồi như thế nào, thì bố mẹ mới nên cho con ngồi xe đẩy, nhằm không gây hại hay ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

2. Khi nào con ngồi được xe đẩy và bố mẹ cần lưu ý gì?

Độ tuổi hợp lý để cho bé ngồi xe đẩy được cho là khoảng tầm từ 6 – 7 tháng tuổi trở lên. Trường hợp này áp dụng với những bé phát triển bình thường, biết ngồi từ khoảng tháng thứ 5 và sang tháng thứ 6-7 bé đã ngồi vững. Bởi vào giai đoạn này, hệ xương của trẻ mới bắt đầu cứng cáp hơn để có thể cho bé ngồi xe đẩy. 

Khi nào cho bé ngồi xe đẩy là phù hợp
Thời điểm cho bé ngồi xe đẩy là khi con đã ngồi vững, ở thời điểm từ 6-7 tháng trở lên. Ảnh Internet

Muốn cho con ngồi xe đẩy, khi lựa chọn mua sản phẩm xe đẩy, bố mẹ nên tìm hiểu và tham khảo để lựa chọn mua những chiếc xe phù hợp cho bé, với thương hiệu uy tín, chất lượng tốt. Điều này nhằm mang lại sự an toàn cho trẻ trong suốt quá trình sử dụng.

Khi cho con ngồi xe đẩy, nên lựa chọn những không gian rộng rãi, thoáng mát và dọn hết những vật dụng nguy hiểm trong tầm với để không gây hại đến trẻ. Đồng thời, nên theo dõi và bám sát khi trẻ đang ngồi trên xe đẩy. Bố mẹ cũng lưu ý, không đặt bé ngồi xe đẩy ở những vị trí cao như trên lầu, gác,… vì sẽ rất nguy hiểm. 

3. Những lý do các mẹ không nên cho bé ngồi xe đẩy sớm

Đối với những trẻ nhỏ hệ xương đang còn rất yếu, nhiều bé vào giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi, thậm chí 6 tháng vẫn chưa biết ngồi, hoặc chưa ngồi vững được - đây là trường hợp chắc chắn bố mẹ không cho con ngồi xe đẩy. Bố mẹ cần chờ cho đến khi con phát triển tốt hơn, ngồi vững và cứng cáp hơn. Bởi, nếu cứ cho trẻ ngồi xe đẩy sớm, hẳn nhiên sẽ dễ dẫn đến hệ lụy, ảnh hưởng đến cột sống, cổ, các cơ và sụn đầu xương của bé.

bé mấy tháng biết ngồi
Có những lý do khác nhau khiến các mẹ không nên cho bé ngồi xe đẩy sớm - Ảnh Internet

Cụ thể, khi con ngồi lúc xương chưa đủ cứng cáp, thì do áp lực thân trên chèn lên cột sống, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ bị gù, cong vẹo cột sống lưng. Đồng thời, các sụn đầu xương cũng bị ảnh hưởng theo và chậm phát triển hơn. Đây cũng là một trong những lý do làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ về sau. Bố mẹ rất cần lưu ý rõ điều này, để chắc chắn rằng mình không sai cách, một khi lựa chọn cho con ngồi xe đẩy, dù với bất cứ lý do gì. 

4. Một số dòng xe đẩy cho bé phù hợp với từng giai đoạn

Nhằm tương ứng với từng giai đoạn phát triển của bé, hiện nay thị trường xe đẩy xuất hiện nhiều dòng xe đẩy khác nhau. Phổ biến có một số loại như:

  • Dạng xe đẩy cho bé sơ sinh : Dòng xe này hỗ trợ tư thế nằm thẳng y như khi cho bé nằm trên giường. Vì vậy, ngay khi bé ngủ thì chiếc xe vẫn đảm bảo được giấc ngủ cho bé và tạo cho bé có giấc ngủ ngon hơn. Loại xe này phù hợp với những bé từ 0 – 6 tháng tuổi.
Xe đẩy cho bé biết ngồi
Một trong những mẫu xe đẩy cho bé được nhà sản xuất quảng cáo, nhiều bố mẹ rất thích tính năng của loại xe đẩy linh hoạt này. Ảnh Internet
  • Xe đẩy cho bé biết ngồi : Khi con biết ngồi, bố mẹ có thể chọn loại xe này cho bé. Loại xe này đáp ứng cả 3 tư thế nằm, nửa ngồi và ngồi trên cùng một chiếc xe. Đây là một trong những lựa chọn phù hợp dành cho bé ở thời điểm biết ngồi đến khi chuẩn bị tập đi, xe nhẹ nhàng và thuận tiện trong quá trình di chuyển.
  • Xe đẩy cho bé tập đi : Bố mẹ có thể lựa chọn loại xe nhựa, xe gỗ giúp bé tập đi . Loại xe này có thể sử dụng cho bé ở giai đoạn 10 tháng tuổi, khi bé đã có khả năng đứng vững.

Hy vọng rằng với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, bố mẹ không còn phải băn khoăn, khi đề cập việc bé mấy tháng biết ngồi, cũng như nếu cho con ngồi xe đẩy thì lúc vào thời điểm nào, lựa chọn xe ra sao là phù hợp. Đặc biệt liên quan đến việc bé biết ngồi, cũng như dòng xe đẩy cho bé, bố mẹ hết sức lưu ý cẩn thận về thời gian con tập ngồi đến ngồi vững. Nên tìm hiểu kỹ thông tin, trước khi có ý định cho con sử dụng bất cứ loại ghế cho trẻ tập ngồi hay xe đẩy các loại, nhằm tránh được những hệ lụy không tốt, có thể cản trở, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI