Bé gái tiểu ra máu ồ ạt do hội chứng hiếm gặp

Liên tục tiểu ra máu tươi, bé gái 7 tuổi được các bác sĩ xác định do dị dạng mạch máu xâm lấn bàng quang, một hội chứng rất hiếm gặp.

banner ads

Thạc sĩ - bác sĩ Đào Trung Hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sắc diện xanh xao. Mỗi đợt tiểu, nước tiểu là dòng máu đỏ tươi. "Nội soi bàng quang và chẩn đoán hình ảnh mạch máu để tìm nguyên nhân tiểu máu, các bác sĩ bất ngờ phát hiện toàn bộ mặt sau bàng quang bị xâm lấn bởi búi tĩnh mạch có hình dạng bất thường xâm lấn", ông Hiếu nói.

37392-day-be-di-ve-sinh-trong-3-ngay.jpg

Liên tục tiểu ra máu tươi, bé gái 7 tuổi được các bác sĩ xác định do dị dạng mạch máu xâm lấn bàng quang, một hội chứng rất hiếm gặp. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Hiếu, đây là trường hợp dị dạng mạch máu hy hữu nhất nhất mà bệnh viện tiếp nhận. Còn theo tiến sĩ - bác sĩ Huỳnh Thoại Loan, trưởng khoa Thận - Nội tiết cho biết trong hơn 20 năm làm việc, lần đầu bà tiếp nhận ca tiểu ra máu tươi ồ ạt do bất thường hệ mạch máu xâm lấn bàng quang.

Trước tình trạng nguy cấp, ngay sau khi tìm được nguyên nhân gây xuất huyết đại thể, để chặn đứng tình trạng chảy máu không khống chế được dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong, ca mổ đã được tiến hành. "Khó khăn nhất của ca mổ là tổn thương thần kinh gây tiểu dầm. Tuy nhiên điều lo lắng đã không xảy ra, bệnh nhi không bị tình trạng tiểu són sau mổ", bác sĩ Hiếu người trực tiếp mổ nói.

banner ads

Sau hơn 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã bóc tách thành công toàn bộ mạch máu biến dạng, cắt một phần bàng quang. Hiện bàng quang của bé nhỏ hơn trước mổ, nhưng vẫn tiểu bình thường như các trẻ khác.

Các bác sĩ cho biết, đây là hội chứng chứ không phải là bệnh do chưa tìm được nguyên nhân. Với dị dạng mạch máu bẩm sinh hỗn hợp, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh. Các biện pháp can thiệp để ngăn bệnh tái phát chỉ mang tính tương đối. Hiện chỉ theo dõi tăng sinh mạch máu để có cách xử trí sớm.

Anh Nguyễn Chí Bảo, bố bé khi sinh ra, bé đã có những mảng da có màu nâu bất thường, đến 4 tuổi, cơ thể bé bắt đầu nổi vài nốt đỏ, nhiều nhất ở nửa thân dưới, sau đó các nốt này vỡ ra chảy máu và dịch. "Khám nhiều nơi không chẩn đoán được bệnh, tôi phải mua băng dán tạm vào các vết lở, mỗi ngày phải thay đến mấy lần", người bố nói. Đến nay, mạch máu ở chân của bé vẫn to gấp nhiều lần các trẻ bình thường. Gia đình anh Bảo không ai bị bất thường tĩnh mạch.

Theo ngoisao

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI