Bé 1 tuổi bị hôi miệng - nguyên nhân và cách khắc phục

Bé 1 tuổi bị hôi miệng phổ biến là bởi bé thường "từ chối" việc vệ sinh răng miệng hàng ngày. Đa phần các bé đều khá “dị ứng” với việc dùng bàn chải khi ngủ dậy mỗi sáng và sau mỗi bữa ăn. Nếu các bậc phụ huynh không quan tâm hoặc không làm sạch các khoang miệng thì tình trạng hôi miệng của trẻ sẽ diễn ra và nguy cơ bị sâu răng rất cao.

banner ads

Khi bé 1 tuổi bị hôi miệng thì mẹ cần phải tạo cho con thói quen làm sạch răng mỗi ngày để lấy đi hết các mảng bám, tập trung uống nhiều nước thì tình trạng hôi miệng sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên cũng có một số trẻ bị hôi miệng do bệnh lí gây ra.

Bé khóc
Khi trẻ bị hôi miệng mẹ phải xác định rõ nguyên nhân - Ảnh: Internet

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng bé 1 tuổi bị hôi miệng

Hiện nay, số lượng trẻ bị hôi miệng ngày càng tăng cao và đây là nguyên nhân khiến không ít ông bố bà mẹ cảm thấy đau đầu. Vậy nguyên nhân khiến bé bị hôi miệng có thể là từ đâu? 

1.1 Không làm sạch răng miệng

Hầu như các bé đều rất sợ việc vệ sinh khoang miệng, nếu không được phụ huynh cho tập làm quen và rèn luyện thích ứng từ sớm. Điều này khiến các thức ăn còn sót lại trong miệng không được làm sạch. Thêm vào đó, các mảng bám cũ lâu dần tạo nên các ổ vi khuẩn, khiến miệng có mùi hôi rất khó chịu. 

Nếu mùi này biến mất sau khi bạn làm sạch răng, lợi cho trẻ thì hoàn toàn bình thường, bé không bị bệnh lí nguy hiểm gì cả. Tuy nhiên khi đánh răng, làm sạch khoang miệng cẩn thận mà mùi hôi vẫn còn, có thể do các mảnh thức ăn cũ còn bám vào kẽ răng, lợi, lưỡi hoặc có thể trên bề mặt aminđan phía sau cổ họng gây nên. Hay cũng có thể là do bé bị viêm lợi, áp xe răng khiến hơi thở bị hôi. Bạn cần đưa bé đến ngay bác sĩ nha khoa để thăm khám kĩ càng.

Bé 1 tuổi đi nha sỹ
Cha mẹ nên đưa con đi nha sỹ để thăm khám, nếu vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng hàng ngày, mà tình trạng hôi miệng của bé không cải thiện - Ảnh Internet

1.2 Do đường hô hấp gây nên

Trẻ em có sức đề kháng kém vì vậy dễ dàng bị các bệnh về đường hô hấp. Những bệnh về hô hấp thường gặp như viêm phế quản, viêm xoang cấp, viêm phổi… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tạo ra mùi hôi trong miệng bé. Kèm theo mùi hôi từ miệng bé là triệu chứng ho, sốt, chảy mũi, cơ thể tím tái, thở gấp thì đó chính là nguyên nhân trẻ có vấn đề về hô hấp. Trường hợp này phụ huynh cũng không được chủ quan, cần mang bé đi bác sỹ. 

1.3 Do bé có thói quen ngậm ti giả, mút tay

Việc ngậm ti giả, mút ngón tay vô tình khiến vi khuẩn đi vào miệng của bé và khiến miệng bé có mùi hôi.

Bé mút tay
Vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi ngậm tay - Ảnh: Internet

1.4 Thói quen ăn uống không được đảm bảo

Bé ăn đồ ngọt, trái cây hay uống sữa vào buổi tối và răng miệng không được làm sạch trước khi ngủ, cũng là nguyên nhân khiến bé hôi miệng. Các mảng bám và thức ăn còn đọng lại trên răng, mặt lưỡi khiến hơi thở có mùi hôi. Bên cạnh đó, thói quen ngậm kẹo ngọt trong thời gian dài cũng sẽ gây ra tình trạng này. 

2. Cách khắc phục tình trạng bé 1 tuổi bị hôi miệng

Để chữa hôi miệng ở trẻ phụ huynh nên chú ý đến những điều sau đây:

Làm sạch răng cho bé rất quan trọng trong vấn đề ngăn chặn hôi miệng. Khi trẻ còn quá nhỏ và chưa làm được việc này thì sau khi con ăn hoặc uống sữa, bạn có thể sử dụng gạc mềm thấm với nước để làm sạch khoang miệng cho con.

Vệ sinh răng miệng cho bé
Vệ sinh răng miệng kĩ cho con sau khi ăn - Ảnh: Internet

Với những trẻ có thể sử dụng bàn chải đánh răng, nên duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Để kích thích thói quen này bạn có thể dùng các bàn chải có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu, khiến bé thích thú hơn với việc làm sạch răng miệng. Với bé có thói quen ngậm ti giả, bố mẹ nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ này cũng như thường xuyên lau sạch tay cho trẻ.

Cho bé ăn
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho con - Ảnh: Internet

Liên quan đến ăn uống, dinh dưỡng, mẹ nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ, hạn chế ăn đồ ngọt, chất béo. Mẹ cũng cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh, không chỉ có lợi cho sức khỏe răng miệng, còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ .

Như vậy, đến đây phụ huynh đã biết rõ hơn về nguyên do bé 1 tuổi bị hôi miệng, để từ đó có cách cải thiện phù hợp và hiệu quả. Cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu con thực hiện đánh răng thường xuyên mỗi ngày, cũng như bổ sung lượng nước hợp lí,...nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn, nên đưa con em đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé nhé.

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI