Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo tuần mẹ nên biết

Mỗi một thai nhi là một cá thể riêng biệt với tốc độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa trên những tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi, các mẹ sẽ dễ dàng theo dõi sự phát triển của con theo từng tuần tuổi.

banner ads

Mỗi một thai nhi là một cá thể riêng biệt với tốc độ phát triển khác nhau

Từ giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, thai nhi đã bắt đầu quá trình hình thành và phát triển của mình dưới các mức độ khác nhau. Chính vì vậy những tiêu chuẩn về cân nặng và chiều dài của thai nhi chỉ là những chỉ số trung bình để các mẹ có thể dựa vào đó theo dõi quá trình phát triển của con.

1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi

Chiều dài và trọng lượng của mỗi thai nhi có thể rất nhau nếu chỉ căn cứ trên những con số. Vì vậy nếu kết quả siêu âm của bé nhỏ hơn hay lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi dưới đây thì bạn đừng quá lo lắng nhé!

banner ads

Các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn ngay khi có những bất thường về kích thước của bé.

Nếu bé chào đời đủ “9 tháng, 10 ngày”, trọng lượng của bé sẽ nặng trung bình từ 2,8 -3,2 kg. Riêng với bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi dưới đây, các bé sẽ được tính cân nặng từ tuần 8 đến hết tuần 40 và được đo từ đỉnh đầu đến mông cho đến khoảng 20 tuần. Từ tuần thứ 20 trở đi, chiều dài thân sẽ được tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Sở dĩ phải tính theo cách này là vì chân của thai nhi trước tuần 20 cuộn tròn với thân nên rất khó để đo lường.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi từ tuần thứ 8 đến tuần 20:

2. Để chăm sóc thai nhi đạt chuẩn cân nặng và chiều cao mẹ phải làm gì?

Mẹ bầu thừa cân hay suy dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Nếu suy dinh dưỡng, con dễ bị suy dinh dưỡng bào thai và có nguy cơ sinh non cao. Ngược lại, nếu mẹ thừa cân, con dễ mắc bệnh tiểu đường, thai to vượt tuổi và khả năng sinh mổ cao.

Trong thai kỳ, mẹ nên duy trì mức tăng cân theo chỉ số BMI của cơ thể

Chính vì vậy, trong thai kỳ, mẹ nên duy trì mức tăng cân theo chỉ số BMI của cơ thể. Tỷ số này được tính theo công thức: BMI = Trọng lượng cơ thể/ (chiều cao x chiều cao). Sau khi có được chỉ số BMI của cơ thể, bạn duy trì mức tăng cân như sau:

- BMI

- BMI dao động từ 19,8 đến 26: tăng 11,5 đến 16kg

- BMI dao động từ 26 đến 29: tăng 7–11kg

- BMI > 29: tăng trên 6kg trong thai kỳ

- Đa thai nên tăng 16 – 20kg trong thời kỳ mang thai.

Trên đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi và những lời khuyên để giúp mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Mong rằng mẹ có thể dựa vào đó để tiếp tục theo dõi sự phát triển của con và điều chỉnh kịp thời nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI