Khi được biết mình sẽ sinh đôi và hai thiên thần không nằm đúng vị trí để sinh thường, tác giả Alesandra Dubin đã chuẩn bị kiến thức về sinh mổ. Tuy nhiên, vì có quá nhiều câu hỏi trong đầu mà nhiều lúc cô còn chưa kịp nghĩ ra để hỏi đó chính là các giai đoạn chăm sóc vết mổ sau sinh. Dubin nhắn nhủ các mẹ đừng mắc lỗi tương tự như cô là ôm trong tay một đống tài liệu về tiến trình phục hồi sức khỏe hậu sản các mẹ nhé!
Bác sĩ sản khoa Ching-Lynn Chen (New York) giải thích 1 số thắc mắc của mẹ bầu về sinh mổ.
1 giờ đầu tiên sau phẫu thuật
Sau khi sinh mổ xong (Xin chúc mừng bạn đã “vượt cạn” thành công!), ngay lập tức sản phụ sẽ được chuyển đến khu vực hậu phẫu nơi các mẹ vẫn được các bác sĩ theo dõi tình trạng mất máu (ở vị trí âm đạo cũng như ở vị trí vết mổ), áp suất máu và nhiệt độ cơ thể. Một vị cứu tinh cho các mẹ chính là ống thông tiểu sẽ được gắn vào để chị em không cần phải tự đi vào nhà vệ sinh.
Sau khi vượt cạn sản phụ sẽ được đưa đến khu vực hẫu phẫu
Vì khi được gây mê phần dưới, sản phụ sẽ không cảm giác được mình có “buồn…” hay không và các mẹ có thể cảm thấy run hay chóng mặt do Mocfin trong túi truyền dịch giảm đau.
Chị em cũng đừng quá lo lắng nhé vì các mẹ có thể ôm con ngay sau khi sinh.
Ngày đầu hậu phẫu
Nếu không có vấn đề gì, sản phụ sẽ được đẩy từ phòng phẫu thuật đến phòng sau sinh. Các mẹ có thể sẽ được đưa một ít ma túy đá để giảm bớt cơn đau mổ. Sau đó thực hiện chế độ ăn dạng lỏng (nước súp hầm và nước trái cây) cho đến khi bác sĩ cho phép ăn bình thường trở lại.
Sau ca phẫu thuật, y tá sẽ mát-xa tử cung của bạn để nó co lại về vị trí như ban đầu. (Buồn là việc này không hề thoải mái như tên gọi “spa”).
Các mẹ cố gắng vận động nhẹ trở lại, việc vận động sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh.
Ngày 2
Ống thông tiểu sẽ được thay vào mỗi buổi sáng. Điều này nghĩa là các mẹ sẽ vận động nhẹ như đi bộ ít nhất từ giường đến phòng tắm và có thể cố gắng vận động thêm một chút.
“Sau ngày đầu tiên, chúng tôi khuyến khích các mẹ vận động nhiều hơn, nếu vết mổ còn đau, hãy vận động vừa phải phù hợp với cơ địa của ban. Thúc đẩy quá trình vận động sẽ giúp cải thiện chức năng ruột và giúp chị em sớm phục hồi sau sinh. (Theo Aaron B. Caughey, Tiến sĩ, thành viên sáng lập Đại học Phụ sản Mỹ).
Các mẹ sẽ cảm thấy khó khăn khi đi tắm. Nhưng chị em đừng lo lắng quá nhé! Chỉ cần thấm nước và ít xà bông vào vết mổ là được.
Vận động nhẹ nhàng sau khi sinh
Sản phụ cần mang băng vệ sinh vì sản dịch vẫn tiết ra trong vài tuần đầu (dù bạn sinh mổ!). Sản dịch tiết ra là dịch của máu còn sót lại, nước nhầy và tử cung. Tất cả những chất tiết ra này đều là sản dịch.
Sau khi túi truyền có Mocfin được rút ra, các mẹ sẽ được hỏi có cảm thấy đau không và được đưa thuốc giảm đau. Đừng cố chịu đựng mà không nhận thuốc giảm đau từ bác sĩ chị em nhé!
Sản phụ cũng sẽ được bác sĩ hỏi rằng đã “xì hơi” chưa. Vấn đề tiêu hóa thật sự quan trọng sau khi sinh mổ. Sản phụ hầu như không còn cảm thấy ngượng ngùng khi phải đối mặt với những vấn đề riêng tư khi sinh con.
Sinh mổ khá phức tạp nhưng bác sĩ sẽ chỉ định cho phép chị em được ăn uống lại bình thường sau 12 giờ sau phẫu thuật.
Ngày 4
Sản phụ sinh bình thường thường ở bệnh viện 2 ngày, nhưng các mẹ sinh mổ thường phải ở lại bệnh viện tầm 4 ngày. (Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào bảo hiểm và loại trừ bất kỳ những biến chứng). Thông thường, chị em sẽ xuất viện từ ngày thứ 4. Trước khi ra viện, bác sĩ sẽ tháo chỉ (nếu có) và băng lại vết mổ.
Các mẹ sẽ tự chăm sóc và giữ vết mổ khô, thoáng và sạch sẽ. Theo nhà vật lý trẻ Rajiv B. Gala, Tiến sĩ Đại học Phụ sản Mỹ thì “Không có một phương pháp khoa học nào tốt hơn việc tự chăm sóc”.
Chị em cũng sẽ được hướng dẫn là không nâng bất kỳ vật nặng ngoại trừ việc bế con, tránh quan hệ tình dục, không sử dụng băng vệ sinh dạng ống nhét hoặc rửa quá sâu bên trong để tránh gây nhiễm trùng sau 6 tuần kiểm tra, không đặt bất cứ vật gì vào tử cung để tránh gây nhiễm trùng.
Không đi bộ quá nhiều hoặc leo cầu thang bộ nếu không thực sự cần thiết.
Tuần 2
Các mẹ sẽ đến tái khám lần cuối để kiểm tra vết mổ, nếu bị sưng tấy, đỏ hoặc có bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào liên lạc với bác sĩ ngay lập tức. Hỏi bác sĩ về những thắc mắc và lời khuyên trong việc phục hồi vết mổ sau sinh.
Tái khám để kiểm tra vết mổ
Dù chỉ mới 2 tuần sau khi sinh mổ, chị em hãy thoải mái và tin rằng mình sẽ phục hồi nhanh theo tiến trình hồi phục sức khỏe.
Vì sinh đôi nên cơ thể Dubin khá yếu nên vài tháng không vận động sau sinh mổ, để cơ thể phục hồi nhanh hơn, cô cố gắng vận động dần dần.
Các mẹ có thể trông như vẫn đang mang bầu trong thời gian này vì tử cung đang dần dần co lại vị trí của nó.
Tuần 4
Uống thuốc giảm đau theo toa bác sĩ
Giai đoạn này, các mẹ cố gắng vận động nhiều hơn, tập đi bộ lâu hơn một chút. Chú ý rằng dù sản dịch đã cầm, nhưng vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra đều đặn.
Theo Tiến sĩ Shawn Tassone thì “Đừng so sánh sự hồi phục cơ thể chị em với bất kì ai cả bởi vì cơ địa của mỗi người là khác nhau. Sự so sánh chỉ là các mẹ thêm lo lắng hơn”. Hãy lắng nghe cơ thể, nếu các mẹ vẫn còn cảm thấy đau, hãy vận động từ từ; nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi. Uống thuốc giảm đau đã được bác sĩ kê toa.
Tuần 6
Tin vui là sẽ cảm thấy hoàn toàn hồi phục từ tuần thứ 4 trở đi cho đến thời điểm này. “Nếu tình trạng sức khỏe tốt thì có thể bạn sẽ phục hồi sớm hơn”. (Theo Bác sĩ Gala)
Trong tuần này một số mẹ có thể cảm thấy đau khi chạm vào vết mổ
Bác sĩ Tassone cũng cho rằng “Nếu cơ thể 50% hồi phục, tử cung cũng đã về lại vị trí ban đầu thì từ thời điểm này, bạn có thể quan hệ tình dục trở lại”. “Một số mẹ vẫn cảm thấy đau nếu bị chạm vào vết mổ, nhưng hầu hết chị em đều có thể hoạt động lại bình thường.”
6 tuần sau khi sinh mổ, Dubin đã có thể bế cả hai thiên thần và cảm nhận cơ thể mình đang dần hồi phục như xưa.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn Bana Houz