Bà bầu đi tiểu nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và những điều mẹ nên biết

Tình trạng đi tiểu nhiều trong thai kỳ khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu.

banner ads

Một số mẹ còn nhịn uống nước để giảm số lần đi tiểu xuống. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều là hiện tượng rất bình thường ở mẹ bầu và mẹ tuyệt đối không giảm bớt lượng nước uống hàng ngày vì không tốt cho thai kỳ.

Dưới đây là những thông tin liên quan đến đi tiểu nhiều trong thai kỳ mẹ nên biết.

Tại sao lại đi tiểu nhiều khi mang thai?

2
Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất

Khi mẹ bắt đầu đậu thai sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đi tiểu nhiều là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, xuất hiện từ ngay 6 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Nguyên nhân do nội tiết tố thay đổi khiến máu qua thận nhanh hơn và khiến bàng quang nhanh đầy hơn.

Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu cũng tăng hơn 50% so với bình thường nên càng dễ đi tiểu nhiều hơn.

Sự giãn nở của các cơ vùng chậu và thành tử cung cũng kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn trước. Thường thì mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm.

Một số mẹ bầu triệu chứng đi tiểu nhiều có thể giảm ở tam cá nguyệt thứ 2 nhưng một số mẹ bầu khác thì vẫn kéo dài suốt thai kỳ.

Làm gì để cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai?

Để cải thiện tình hình đi tiểu nhiều mẹ nên tránh các đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, rượu.

Ngoài ra mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây:

  • Mẹ nên ngồi nghiêng về phía trước khi đi tiểu để ép hết nước tiểu ra ngoài và nhờ vậy sẽ kéo dài được khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu.
  • Mẹ nên uống nhiều nước trong ngày nhưng nên giảm dần lượng nước trước vài giờ đi ngủ để các cơn buồn tiểu không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ
3
Dù đi tiểu nhiều nhưng mẹ cũng cần tránh việc không uống nước

Làm sao để biết việc đi tiểu nhiều khi mang thai là không bình thường?

Nếu mẹ đi tiểu bình thường và không cảm thấy khó chịu thì đây là dấu hiệu bình thường.

Thế nhưng nếu mẹ cảm thấy đau rát khi đi tiểu hay đi tiểu bất thường liên tục ngay cả khi chỉ uống vài giọt nước thì đây là dấu hiệu cho thấy có thể mẹ đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Lúc này mẹ cần đi khám phụ khoa để điều trị nhanh chóng. Chứng nhiễm trùng này rất nguy hại cho thai kỳ mẹ nhé.

Nhịn tiểu có gây ra són tiểu hay không?

Chứng són tiểu có thể do căng thẳng khi mang thai gây ra. Mẹ có thể dễ bị són tiểu khi ho, cười, hắt hơi, hay vận động mạnh 1 chút…Thường chứng này xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 3 hoặc giai đoạn hậu sản.

Hạn chế són tiểu bằng cách không nhịn tiểu để tránh cho bàng quang không bị căng tức.

Luyện tập kegel cũng là một cách để hạn chế són tiểu.

1
Nếu tình trạng đi tiểu bất thường như đau rát hay đi lắt nhắt nghiêm trọng thì mẹ nên đến bác sĩ.

Việc đi tiểu trước khi tập thể dục cũng giúp mẹ hạn chế điều này khi vận động.

Và chính sách “bảo hiểm” cho mẹ bầu lúc này là mang một miếng băng vệ sinh để đề phòng nhé.

Khi nào tình trạng đi tiểu nhiều khi mang thai sẽ khá hơn

Thường thì khi em bé chào đời nhịp độ đi tiểu của mẹ bầu cũng sẽ trở lại bình thường. Nhưng thường mẹ sau sinh cần đi tiểu nhiều hơn trong vòng 5 ngày sau khi bé chào đời để thải trừ các chất lỏng trong quá trình mang thai.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI