9 hiểu biết căn bản về siêu âm trong thai kỳ

Ngày nay, khi mang thai, bạn có thể nhìn thấy con yêu ngay từ khi bé còn trong bụng qua các hình ảnh siêu âm. Điều này thực sự mang lại cho bạn niềm hạnh phúc tuyệt diệu. Vậy nên, hãy tận dụng thật hiệu quả những khoảnh khắc này với những hiểu biết căn bản nhất liên quan đến siêu âm nhé!

banner ads

1. Làm thế nào bạn lại nhìn được bé nhờ vào siêu âm?

15897-sieuam.jpg

Lớp gel trong trên bề mặt nhằm tránh không khí xen vào khi đầu dò quét lên toàn bộ vùng bụng.

Hình ảnh bạn thấy được trên màn hình khi thực hiện siêu âm là do sóng siêu âm tạo thành. Đầu tiên, bụng của bạn sẽ được thoa một lớp gel trong trên bề mặt nhằm tránh không khí xen vào khi đầu do quét lên toàn bộ vùng bụng. Đầu dò này khi ấn vào bụng sẽ truyền các sóng âm có tần số cao vào vùng bụng. Ngay lập tức các sóng âm sẽ dội ngược trở lại và đầu dò thu nhận các tín hiệu theo độ cao và hướng của âm. Các thay đổi này đều được hiện thị trên màn hình kết nối và nhờ đó bạn có thể nhìn được hình ảnh của bé.

2. Những thời điểm quan trọng cần siêu âm?

Trong thai kỳ, tối thiểu bạn phải được siêu âm 3 lần vào tuần thứ 12-14, tuần thứ 21-24 và tuần 30-32 vì đây là 3 thời điểm vô cùng có ý nghĩa đối với sức khỏe của các bé.

Ở tuần thứ 12- 14: Siêu âm cho biết chính xác hơn hết về tuổi thai và ngày dự sinh. Đặc biệt, đây là thời điểm quan trọng để bé được đo độ mờ da gáy và được kiểm tra những bất thường nhiễm sắc thể. Trường hợp bạn có mang song thai cũng sẽ được khẳng định vào lúc này.

Ở tuần 21 - 24: Hầu hết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể thai nhi đến lúc này đã được hình thành và phát triển. Nếu có những bất thường như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh sẽ được các bác sĩ phát hiện và thông báo cho bạn. Do đó, đây là mốc siêu âm quan trọng để tùy theo tình trạng thai, các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên nên hay không nên tiếp tục thai kỳ nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Ở tuần 30 - 32: Với tim và não, các bất thường sẽ chỉ được xác định rõ ràng vào lúc này. Tuy khó có thể can thiệp được nhưng nó sẽ giúp người mẹ chuẩn bị tâm lý hoặc tìm cách thích hợp để chăm sóc khi bé ra đời. Bên cạnh đó, siêu âm lần này sẽ giúp bạn có được chỉ số của nước ối, tình trạng dây rốn… để biết rõ hơn về tình trạng phát triển của thai nhi.

3. Siêu âm có lợi hay có hại?

15899-sieu-am-2.jpg

Dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy những tác hại từ sóng siêu âm đối với thai nhi, bạn cũng không nên quá lạm dụng hình thức theo dõi này.

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy những tác hại từ sóng siêu âm đối với thai nhi. Một số cho rằng siêu âm có thể ảnh hưởng đến thính lực thai nhi, số khác lại cho sóng âm quá thấp không đủ để gây hại. Tuy nhiên, với tình trạng dị tật thai nhi không rõ nguyên nhân đang tăng trong những năm gần đây, tốt nhất cho tới khi mọi chuyện đi đến kết luận sau cùng, bạn không nên quá lạm dụng hình thức theo dõi này.

So với những cách khác, siêu âm có những ưu điểm sau:

- Không gây đau đớn cho thai phụ do không xâm lấn

- Cách sử dụng đơn giản nên rất phổ biến

- Không có tia xạ ion hóa

- Có thể thực hiện nhiều lần ở mức cho phép

- Hình ảnh thai nhi hiển thị rõ ràng

4. Siêu âm 3D, 4D tốt hơn siêu âm 2D?

Với các chuyên gia, những chỉ số về kích thước, tuổi thai, cân nặng … ở siêu âm 2D vẫn luôn là căn cứ chính xác nhất. Riêng với siêu âm 3D hoặc 4D sẽ giúp người mẹ dễ quan sát hình ảnh con mình hơn.

5. Siêu âm có thể sai khi dự đoán đa thai?

“Sai số” thường gặp nhất trong siêu âm là xác định số lượng bào thai trong tử cung mẹ. Nguyên nhân là do các thai nhi có thể che khuất lẫn nhau nên khó xác định một cách chính xác cho đến khi bé chào đời.

6. Siêu âm có thể sai khi dự đoán giới tính thai nhi?

15898-sieu-am-1.jpg

Không phải kết quả siêu âm nào cũng dự đoán chính xác 100% về giới tính thai nhi.

Không phải kết quả siêu âm nào cũng dự đoán chính xác 100% về giới tính thai nhi. Bởi có thể trong quá trình dò, bé bắt chéo chân hoặc quay lưng lại. Thông thường, sự nhầm lẫn xảy ra ở bé gái nhiều hơn do với bé trai bộ phận sinh dục rõ ràng hơn. Chính vì vậy không ít trường hợp siêu âm cho kết quả bé trai nhưng lại sinh ra bé gái.

7. Siêu âm có thể sai khi nhận biết dấu hiệu của hội chứng Down?

Nếu bạn nhận được kết quả siêu âm cho biết bé có độ mờ da gáy >=3mm thì bạn cũng không nên bấn loạn ngay. Có thể khả năng nhầm vẫn diễn ra. Chỉ khi bạn có trên hai hoặc hơn thế các dấu hiệu tiềm ẩn về Down, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm chuyên sâu như xét nghiệm máu, chọc dò ối, sinh thiết nhau thai để khẳng định kết luận sau cùng chính xác hơn.

Hầu hết những trường hợp có đến 2 yếu tố để quy về nguy cơ nhiễm bệnh Down vẫn sinh ra khỏe mạnh bình thường. Trong khi đó, có những ca không phát hiện bất thường khi siêu âm nhưng sinh ra lại mắc bệnh.

8. Siêu âm có thể sai khi nhận biết tật sứt môi và hở hàm ếch?

Đây là trường hợp khó rất khó xác định trong siêu âm dù nó rất phổ biến. Do đó, nếu trong gia đình có tiền sử mắc dị tật này, bạn nên báo cho bác sĩ biết để họ có những chỉ định phù hợp hơn cho bạn nhằm phát hiện sớm dị tật. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo vì hiện nay dị tật này có thể được khắc phục thông qua phẫu thuật.

9. Siêu âm có thể sai về kích thước thai nhi?

Vì siêu âm không thể tiếp cận thai nhi hoàn toàn nên sai số về cân nặng có thể xảy ra. Thông thường, khi gần đến ngày sinh, các bác sĩ sẽ cho bạn biết về cân nặng cũng như kích thước thai nhi. Chênh lệch từ kết quả này so với lúc sinh có thể vài gram.

Như vậy, siêu âm thai cho đến nay vẫn là phương pháp phổ biến và có mức độ an toàn cao, không xâm lấn đối với cả mẹ và con. Tuy nhiên, bạn cũng không nên siêu âm quá nhiều nhằm tránh những tác hại chưa được biết đến. Các kết quả từ siêu âm không phải lúc nào cũng đúng 100%. Nếu muốn chính xác hơn về các chỉ số siêu âm, mẹ nên chọn siêu âm 2D. Còn nếu như muốn được tận hưởng khoảnh khắc nhìn con yêu rõ ràng hơn nữa, bạn có thể chọn siêu âm 3 D. Mặc dầu vậy, mọi chỉ định đều cần đến các bác sĩ chuyên môn nhé!

Những điều mẹ nên chú ý khi đi siêu âm

- Mang đồ thoải mái khi đi siêu âm.

- Uống thật nhiều nước và cố gắng nhịn tiểu để kết quả siêu âm chính xác và rõ ràng hơn trong điều kiện bàng quang căng.

- Nếu từng có tiền sử sẩy thai trước đó hoặc từng bị chảy máu thai kỳ hay đang điều trị vô sinh, bạn có thể nhờ bác sĩ siêu âm sớm khoảng vào tuần thứ 6 của thai kỳ chứ không nhất thiết phải đợi đến tuần 12 như thông lệ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI