Mối dây liên kết giữa mẹ và thai nhi không chỉ được tạo dựng qua mối liên hệ thiêng liêng của tình mẫu tử hay phụ tử mà còn qua những lời nói, hành động giao tiếp cụ thể ngay khi trẻ con trong bụng mẹ.
Những cuộc trò chuyện giữa bố và thai nhi
Các ông bố cảm nhận sự hiện diện của thai nhi bằng trí tưởng tượng và xúc giác hoặc thính giác.
Nếu như người mẹ bằng cách này hay cách khác có thể cảm nhận rõ sự hiện diện của con thì các ông bố lại cảm nhận bằng trí tưởng tượng và xúc giác hoặc thính giác. Các bố thường có những hành động yêu thương dành cho con mình như đặt tay lên bụng mẹ, ghé tai vào thành bụng để nghe tiếng con.
Tất cả những hành động đáng yêu này cần phải được khuyến khích và duy trì thường xuyên. Thậm chí, bố có thể chuyện trò cùng con, đọc sách hoặc hát nghêu ngao cho con nghe. Những thanh âm quen thuộc này sẽ giúp bé sớm nhận ra bố khi chào đời và dễ gần gũi với sự chăm sóc của bố hơn.
Điều tuyệt vời hơn nữa là người mẹ cũng “lây” được những tình cảm ngọt ngào từ chính sự sẻ chia của người chồng thông qua các cuộc chuyện trò này.
Thả mình trong làn nước xanh
Bất kể là bạn tắm ở nhà hay đi bơi thì làn nước xanh mát bao giờ cũng mang đến cho bạn sự khoan khoái, thư giãn nhất.
Bất kể là bạn tắm ở nhà hay đi bơi thì làn nước xanh mát bao giờ cũng mang đến cho bạn sự khoan khoái, thư giãn nhất. Hãy thả lỏng mình và bồng bềnh trong làn nước để cảm nhận cùng con cái cảm giác nằm trong bọc ối. Nếu muốn có những bài tập thư giãn bài bản hơn, bạn có thể tham gia các lớp học tiền sản dưới nước để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Cùng chồng dạo bộ
Mẹ có thể rủ bố cùng đi dạo để cả nhà cùng có được những phút giây ngập tràn tiếng cười đùa.
Đi bộ không chỉ là hoạt động hữu ích cho việc lưu thông máu mà còn là dịp để bạn thỏ thẻ cùng con, kể cho con nghe về mọi sự vật, sự việc xung quanh như những người bạn thân thiết. Để tăng thêm niềm hạnh phúc, mẹ có thể rủ bố cùng đi dạo để cả nhà cùng có được những phút giây ngập tràn tiếng cười đùa.
Trong trường hợp bạn không phải là người thường xuyên đi bộ trước đó, khi bắt đầu hãy thoải mái đi một cách chậm rãi. Tốc độ bước đi có thể tăng lên tùy theo điều kiện sức khỏe và độ dẻo dai của bạn.
Để thai nhi tiếp xúc ngôn ngữ lời nói của bố mẹ
Từ sau tuần tuổi 23, thai nhi đã phát triển thính giác gần như hoàn thiện. Bé có thể nghe rõ tiếng nhịp tim của mẹ, tiếng nước ối, tiếng bụng sôi… Bé cũng bắt đầu phân biệt âm thanh quen thuộc và âm thanh lạ. Mỗi khi nghe tiếng bố hoặc mẹ chuyện trò, bé sẽ nằm im lắng nghe. Đây chính là kết quả sau rất nhiều cuộc trò chuyện của bố mẹ với bé yêu. Vì thế, đừng nghĩ rằng chỉ có âm nhạc mới giúp trẻ sớm phát triển trí não mà chính ngôn ngữ lời nói của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến năng lực tri giác của bé.
Nhìn ngắm và cất giữ cẩn thận hình ảnh siêu âm của con
Nhìn ngắm và cất giữ cẩn thận hình ảnh siêu âm của con
Nếu như những hình ảnh siêu âm của con khiến mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn thì hãy cất giữ nó cho riêng mình. Bạn có thể lưu vào album hoặc file ảnh trong máy điện thoại để thỉnh thoảng nhìn ngắm và tận hưởng niềm hạnh phúc trào dâng. Cảm xúc tích cực của bạn sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bé.
Massage thành bụng đúng cách
Thai nhi sau tuần 20 đã bắt đầu sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận về mọi vật bên trong và bên ngoài bụng mẹ. Những lần massage nhẹ nhàng, đúng cách với ít tinh dầu có tác dụng thư giãn tinh thần cũng sẽ giúp bé cảm nhận rõ hơn về sự liên kết với mẹ. Bạn có thể đến các trung tâm chăm sóc thai phụ để được massage theo đúng kỹ thuật. Bằng không, hãy nhờ chồng làm giúp. Hẳn anh ấy không bao giờ từ chối bạn một việc quá đơn giản mà lại lợi trăm bề như vậy!
Duy trì các bài tập yoga
Duy trì các bài tập yoga
Những lớp học yoga là nơi mẹ nên thường xuyên lui đến. Các bài tập yoga không những mang đến sức khỏe cho mẹ mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho con thông qua trạng thái tinh thần thư giãn gần như tuyệt đối của mẹ. Mẹ có thể bắt đầu ngay khi thai nhi vừa qua mốc 14 tuần tuổi và duy trì liên tục cho đến những tuần cuối cùng để đảm bảo an toàn cho bé.
Trả lời các cú “tung chưởng” của bé
Từ khoảng tuần 18 - 20, bạn bắt đầu cảm nhật rõ hơn về những cú búng, nguẩy, đạp, duỗi của thai nhi trong bụng. Điều này không hề gây đau đớn mà trái lại còn giúp bạn có thêm động lực để giao tiếp với bé nhiều hơn. Mẹ có thể trả lời những cú “tung chưởng” của bé bằng cách nắm lấy phần tay chân đang ngọ nguậy hoặc dẫn dắt bé theo những di chuyển của bàn tay mình.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: