1. Cho con dùng 8 tiếng/bỉm
Mẹ chỉ nên cho trẻ mặc bỉm lâu nhất 4 tiếng
Một số bà mẹ quá bận rộn để chăm con nên thường xuyên đóng bỉm cho bé, nguy hại hơn cả có mẹ cho con mặc 8 tiếng/bỉm. Đây chính là nguyên nhân vì sao con dễ bị dị ứng, hăm tã và quấy khóc.
Do đó, dù có bận rộn tới đâu, các mẹ nhớ chỉ cho con mặc lâu nhất 4 tiếng/bỉm. Trong trường hợp bé ị thì mẹ cần phải thay cho bé ngay lập tức.
2. Sử dụng lại bỉm cũ
Đây là thói quen của rất nhiều bà mẹ sử dụng lại bỉm cũ cho con. Vì theo các mẹ nghĩ, bỉm đã mặc rồi, nếu bé chưa tè, ị ra bỉm thì nó vẫn sạch, mẹ có thể mặc lại sau khi tắm cho bé hoặc trước khi cho bé đi ngủ. Điều này vô cùng nguy hiểm, nó có thể khiến làn da của bé bị viêm do những chiếc bỉm “sạch” trước đó đã bị vi khuẩn xâm nhập. Và khi mẹ mặc lại cho bé, vô tình mẹ đã truyền mầm bệnh cho con.
Ngoài ra, khi mặc lại những chiếc bỉm cũ, chắc chắn bé sẽ chơi hoặc ngủ không ngoan vì ngứa ngáy, khó chịu.
3. Sử dụng bỉm cả ngày đêm
Thi thoảng mẹ nên "thả rông" cho trẻ
Các đứa trẻ hiện nay gần như được mẹ cho dùng bỉm 24/24 mà không có thời gian “thả rông”, làn da của bé vì thế mà trở nên bí bách, dễ bị viêm đỏ, hăm tã.
Mẹ hãy cho bé “thả rông” mỗi khi mẹ rảnh rỗi, giúp làn da được nghỉ ngơi, thông thoáng và hạn chế tối đa tình trạng viêm da của bé.
4. Bôi phấn rôm, kem dưỡng trước khi dùng bỉm
Một số mẹ có thói quen, sử dụng phấn rôm hoặc các loại kem sáp chống hăm, rôm sảy cho bé ở mông, sau đó mới đóng bỉm. Thực tế, cách làm này vô cùng tai hại. Làn da của bé sẽ chịu tổn hại, bí bách ở hai mức độ: kem (phấn) và bỉm. Từ đó, mẹ không những không phòng được hăm tã cho bé mà còn khiến bé bị hăm nặng hơn.
Tốt nhất, khi mẹ “thả rông” cho bé, mẹ hãy bôi phấn rôm để làm mát da bé. Sau đó, nếu mẹ muốn đóng bỉm thì mẹ rửa sạch làn da bé với nước ấm và lau khô.
5. Sử dụng bỉm trần
Mẹ nên lựa chọn bỉm tốt cho bé mặc
Bỉm trần được bán với chi phí khá rẻ giúp nhiều bà mẹ tiết kiệm chi phí chăm con. Tuy nhiên, những nguy hại từ bỉm trần mang lại rất lớn mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, làn da còn nhạy cảm, bỉm trần có thể khiến cho con bị hăm, cao hơn là dị ứng, lở loét.
Tốt nhất, mẹ hãy chọn cho bé những loại bỉm được đóng gói kỹ lưỡng, nhà sản xuất uy tín trên thị trường để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho con yêu.
6. Đóng bỉm khi trẻ đã lớn
Không ít cha mẹ vẫn đóng bỉm khi con đi học mẫu giáo. Ở độ tuổi này, trẻ đủ lớn để có thể biết được khi nào cần đi vệ sinh và tự đi hoặc gọi bố mẹ, các cô giáo mầm non. Chưa kể, giai đoạn này, trẻ vô cùng hiếu động, chạy nhảy, mồ hôi nhiều khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, đặc biệt vùng da bị “đóng kín” bởi bỉm.
Vì vậy, việc đóng bỉm cho trẻ khi lớn không chỉ gây lãng phí về tài chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.
7. Mua bỉm không phù hợp với trẻ
Một số mẹ mua bỉm cho con theo cảm tính chủ quan như: thích loại nào, kích cỡ nào thì mua mà không quan tâm con có phù hợp với loại bỉm đó không. Ví dụ, bé trai thì cần mua loại bỉm có các loại thấm hút ở phía trước dày hơn phía sau, bé gái thì mua bỉm có độ thấm hút ở giữa và mông tốt hơn. Hay như, bé từ 6 tháng tuổi sẽ dùng bỉm nhỏ hơn 1 tuổi chẳng hạn.
Việc mua bỉm đúng kích cỡ, giới tính, phù hợp với trẻ sẽ giúp trẻ luôn thoải mái khi mặc và vui vẻ cả ngày.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: