6 yếu tố đánh giá sự phát triển của trẻ mẹ nhất định phải biết

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau. Vậy mẹ có biết trẻ phát triển thế nào là đúng để không lo lắng thái quá, dẫn tới việc chăm sóc trẻ chưa đúng cách.

banner ads

1. Chiều cao và cân nặng

50944-nghet-mui-o-tre-sinh.jpg

Bé có thể tự điều chỉnh cân nặng trong một vài tháng

Hiểu sai : Cha mẹ thường so sánh chiều cao, cân nặng của trẻ theo bảng chuẩn của WHO, nếu con nằm trong mức bình thường thì không sao, nằm ngoài mức bình thường thì cho rằng con đang châm tăng trưởng hoặc tăng trưởng quá đà (thông thường các mẹ thường lo lắng khi con dưới mức bình thường).

Hiểu đúng : Việc tìm hiểu về chiều cao cân nặng của trẻ nên dựa vào sự chênh lệch của chiều cao cân nặng. Nghĩa là, nếu mỗi tháng bé vẫn tăng bình thường chiều cao thì bé hoàn toàn phát triển bình thường; đối với cân nặng, nếu 1- 2 tháng bé đứng cân hay sụt giảm cân thì cũng không quá lo lắng do bé đang tự điều chỉnh cân nặng để phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc biệt các bé từ 8 tháng tuổi trở lên.

banner ads

Ngoài ra, nếu chiều cao cân nặng cùng chênh lệch đồng đều thì bé vẫn rất ổn và không đánh giá bé bị thiếu hụt canxi như nhiều mẹ nghĩ và không cần quá lo lắng. Ví dụ, nếu cân nặng bé dưới chuẩn 50g và chiều cao cũng dưới chuẩn tương tự thì bé vẫn bình thường. Tuy nhiên, nếu chiều cao và cân nặng chênh lệch lớn thì bé đang bị thiếu năng lượng trong mỗi bữa ăn và mẹ cần phải bổ sung thêm năng lượng cho bé (ví dụ, cân nặng bé là của 9 tháng nhưng chiều cao chỉ nằm ở mức 7.5 tháng).

Trong trường hợp, chiều cao và cân nặng của bé đang bình thường nhưng đột ngột giảm trong 2 tháng thì lúc này mẹ mới cần lo lắng vì có thể bé đang gặp vấn đề rắc rối về sức khỏe. Mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

2. Phản xạ ngôn ngữ

Phản xạ ngôn ngữ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Một trong những câu hỏi thường gặp khi đánh giá sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ như:

- Trẻ 4 tháng đã biết cười?

- Bé đã biết cầm đồ chơi và tạo ra tiếng động hoặc có những hành động khác.

- Bé biết nghe tiếng mẹ hoặc tiếng ai đó gọi.

- Bé có thể phát âm được vần a và các từ tương tự như da, ba hoặc ba ba (bé lớn hơn sẽ nói âm dài).

Tùy mỗi độ tuổi bé sẽ có những phản xạ ngôn ngữ khác nhau, nhưng nhìn chung, bé từ 4 tháng tuổi trở đi sẽ bắt đầu có phản xạ ngôn ngữ khi người khác nói chuyện, từ 8 - 10 tháng tuổi đã biết phân biệt người lạ, người quen, 1 tuổi trở lên có thể bắt chước người khác nói và bắt đầu học nói.

3. Vận động thô

50945-be-tap-bo-4.jpg

Trẻ tập bò

Để đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ nhỏ, cha mẹ còn phải theo dõi quá trình phát triển vận động thô ở trẻ. Đó là những vận động cơ bản như lẫy ngồi, bò, trườn,đứng, đi. Đây cũng là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm khi thấy trẻ có đứa vận động nhanh, có đứa vận động chậm.

Thực ra, tùy theo từng sự phát triển của mỗi trẻ mà khả năng vận động khác nhau, ngoài ra, việc trẻ vận động sớm hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào việc cha mẹ giúp trẻ vận động thế nào. Một đứa trẻ ít được cha mẹ tập cho lẫy, nằm, đứng, ngồi thì sẽ chậm vận động hơn so với đứa trẻ được cha mẹ cho luyện tập thường xuyên.

Mặc dù, mỗi đứa trẻ có khả năng vận động khác nhau nhưng nhìn chung, trẻ đều bước qua các giai đoạn vận động sau:

- 3 - 6 tháng biết lẫy.

- 6 - 10 tháng biết bò.

- 9 - 16 tháng biết đứng vịn, đi.

- 16 - 24 tháng biết chạy nhảy tốt.

4. Vận động tinh

Vận động tinh thiên về vận động kỹ năng ở trẻ. Nghĩa là trẻ có khả năng cầm nắm các vật từ nhỏ tới lớn không, trẻ có thể vẽ, trẻ có thể chơi đồ chơi nhuần nhuyễn... đây là yếu tố quan trọng đánh giá sự phát triển mạnh mẽ ở não bộ của trẻ.

5. Kỹ năng giao tiếp

Để tìm hiểu xem bé có khả năng giao tiếp tốt và phát triển não bộ hay không cha mẹ cần kiểm tra kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ. Ví dụ như, bé có thường thích nhìn vào gương và cười không, bé có nằm ngửa và đưa chân vào miệng không, bé có để đồ chơi vào tay bạn khi bạn xin, bé có thích các hoạt động vui chơi khác...?

Mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có những kỹ năng giao tiếp xã hội khác nhau nhưng nhìn chung, bé đều biết biểu hiện cảm xúc khá tốt trong từng trường hợp. Nếu được như vậy, nghĩa là kỹ năng giao tiếp của bé khá tốt và mẹ hoàn toàn yên tâm về quá trình phát triển của trẻ.

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng này khá quan trọng vì nó thể hiện các hoạt động linh hoạt giữa tay chân và cảm xúc như bé biết đẩy vú ra khỏi miệng, biết cầm đồ chơi lên, xuống, đập vào nhau hoặc bé biết khám phá các vật liệu khác nhau... trong mỗi trò chơi hoặc tình huống trẻ sẽ phải giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.

Nếu đứa trẻ đó hiểu và làm được thì mẹ hãy vui mừng, còn nếu chưa thì đừng quá lo lắng. Sự phát triển của mỗi đứa trẻ thường chênh nhau và không giống nhau. Con bạn có thể biết khám phá đồ chơi sau đứa trẻ khác khoảng 1 - 2 tháng, điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu đứa trẻ đã quá lớn mà vẫn kém về về việc giao tiếp mặt xã hội thì có thể cần phải xem xét và đưa trẻ đi khám.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI