6 tình huống khẩn cấp điển hình ba mẹ nên dạy con cách ứng phó

Dạy cho con các kỹ năng sống rất quan trọng, vì nó giúp trẻ

banner ads

ứng phó với những tình huống nguy cấp có thể đe dọa đến tính mạng mình, nhưng thật đáng buồn vì hầu hết các ba mẹ không ai lưu tâm đến vấn đề này.

7879-yeutrevn-ky-nang.jpg

Các kỹ năng sẽ giúp bé an toàn khi gặp các tình huống nguy hiểm

Hãy bỏ túi những tình huống điển hình dưới đây để giúp con “thoát hiểm” khi cần thiết ba mẹ nhé.

1. Trẻ bị lạc

Trẻ nhỏ dễ đi lạc, nên điều quan trọng là cha mẹ phải chỉ cho bé cách để có thể tìm lại người thân.

Bạn có thể dạy trẻ ghi nhớ số nhà, số điện thoại, tên cha mẹ và tên của mình. Bạn cũng có thể nói trước cho bé về khả năng đi lạc và nói cho bé biết cách ứng biến khi phát hiện ra mình đi lạc là tìm người giúp đỡ để đưa về nhà bằng các tình huống cụ thể: ví dụ nếu bé bị lạc trong đám đông thì nên đứng tại chỗ để bố mẹ tìm, nếu bé lạc ở siêu thị thì nên nhờ bảo vệ giúp đỡ để tìm bố mẹ…

Ngoài ra, bạn cũng nên ghi liên lạc của gia đình và để vào người bé. Nhờ đó, nếu bé có hoảng loạn thì mọi người xung quanh cũng biết bé ở đâu để đưa về giúp.

2. Mất điện khi ở nhà một mình

Điện rất nguy hiểm với trẻ. Vì vậy mẹ hãy chỉ các ổ điện trong nhà và giảng giải cho bé biết sự nguy hiểm này. Mẹ cũng nên nói trước cho bé cách ứng phó khi bị cúp điện lúc ở nhà một mình là dùng đèn pin để rọi sáng và chờ bố mẹ quay về, không được tự ý kiểm tra nguồn điện.

Nếu nhà không có đèn pin thì bố mẹ nên dặn trẻ ra ngoài hiên sáng ngồi hay đóng cửa qua nhà hàng xóm chơi đợi bố mẹ về.

3. Khi trẻ không may té ngã

Trẻ hay đùa nghịch nên dễ bị té ngã. Vì vậy kỹ năng sơ cứu để cầm máu, băng bó vết xướt là điều mẹ nên sớm hướng dẫn cho trẻ. Bạn có thể chuẩn bị một số vật dụng sơ cứu trong cặp trẻ như gạc, oxy già, bông gòn… và dặn trẻ phải tìm sự giúp đỡ từ người lớn hay gọi điện thoại cho bạn khi bị thương ngay lập tức.

4. Khi có người lạ đến nhà

7882-phone.jpg

Hãy dạy trẻ khi gặp nguy hiểm cần gọi điện thoại cho ba mẹ hoặc người thân khác

Bạn không nên để trẻ nhỏ ở nhà một mình, nhưng nếu bạn có việc quạn trọng cần đi phải để trẻ ở nhà một mình thì việc dạy cho trẻ cách ứng xử với người lạ (nếu có) là cần thiết.

Đầu tiên, bạn cần dặn trẻ không nên mở cửa cho bất kỳ ai vào nhà kể cả người quen của bố mẹ hay người sửa ống nước mà cả gia đình đều biết. Hãy bảo họ quay lại khi bố mẹ đã về. Nếu trẻ thấy ai đang rình rập trước nhà thì hãy nhanh chóng gọi điện thoại cho bố mẹ hoặc cảnh sát.

Tuy nhiên, nếu một số người thân thuộc như ông bà, đáng tin cậy, thì bạn dặn trẻ mở cửa cho riêng những người này vào.

5. Có người bị điện giật, đuối nước

Khi trẻ gặp người bị điện giật hay đuối nước, do không biết xử lý có thể nóng vội cứu người mà gây hại cho bản thân. Vì vậy mẹ cần nói cho bé cách xử lý khi gặp những tai nạn này.

Với người bị điện giật bé không nên xông vào cứu người mà cần nhanh chóng gọi người tới cứu. Trường hợp gặp người bị đuối nước cũng vậy. Và để đề phòng những tai nạn liên quan đến nước, nếu chưa cho trẻ học bơi bạn nên đăng ký cho bé đi học, như thế vừa giúp trẻ tránh trường hợp bị đuối nước vừa tốt cho sức khỏe.

7878-yeutrevn-boi-loi-1.jpg

Cần trang bị cho con kỹ năng bơi lội

6. Nếu trẻ bị dụ dỗ, lạm dụng

Không ít kẻ thủ ác nhắm tới đối tượng là con nít. Chúng thường sử dụng các chiêu trò dụ dỗ như cho kẹo các bé, hay uy hiếp. Điều mẹ cần làm là cảnh báo cho trẻ một số nguy cơ có thể xảy ra và căn dặn bé không nên đi theo người lạ. Nếu bé bị lôi kéo thì nên khóc và hét to lên để khiến mọi người xung quanh chú ý và đến giải nguy cho bé.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI