6 sự thật về sốt ở trẻ em mẹ chăm con nhỏ cần phải thuộc lòng

Sốt là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và gây không ít lo lắng cho các bà mẹ. Với những "sự thật" về sốt dưới đây sẽ giúp mẹ phần nào yên tâm hơn trong việc chăm sóc con nhỏ.

banner ads

1. Khi nào được coi là sốt?

51998-nhiet-do-co-the.jpg

Nhiệt độ cơ thể từ 38 độ trở lên được coi là sốt

Thói quen của nhiều mẹ là sờ trán trẻ, khi thấy trán nóng thì cuống quýt tìm nhiệt kế đo và kết luận trẻ sốt nếu nhiệt độ ở nách trên 37 độ. Thậm chí, nhiệt độ cơ thể trẻ mới chỉ ở 37.2 độ cũng được mẹ kết luận sốt.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc kiểm tra trán trẻ và đo nhiệt độ như vậy chưa thể kết luận con sốt hay không. Thân nhiệt cơ thể trẻ thay đổi liên tục từ sáng tới tối, lúc vui chơi hay ngồi im, do đó mẹ cần phải biết:

- Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C và có thể dao động từ 37

- 37.8 độ tùy vị trí kiểm tra thân nhiệt

- Trẻ chỉ bị sốt nếu mẹ đo nhiệt độ ở hậu môn và cao hơn 38 độ C; ở miệng cao hơn 37.8 độ và ở nách cao hơn 37 độ.

2. Trẻ sốt cao thì bệnh sẽ nặng hơn trẻ sốt thấp?

Không hoàn toàn đúng. Theo các bác sĩ, có những trẻ sốt cao, từ 39 độ trở lên nhưng bệnh lại không nặng, trong khi đó trẻ thân nhiệt thấp hơn 37 độ lại bệnh nặng và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Việc biết trẻ sốt có nguy hiểm hay không, các bác sĩ còn phải xem hành vi của trẻ khi bị sốt.

Nếu trẻ có dấu hiệu mệt lả, khóc lóc, bỏ ăn, đau quặn từng cơn, đi ngoài có máu... thì được coi là nguy hiểm và cần có phác đồ điều trị gấp. Ngoài ra, nếu trẻ sốt nhưng vẫn ăn uống, vui chơi bình thường thì sốt không quá nguy hiểm và có thể tự điều trị ở nhà.

3. Khi nào trẻ sốt thì gây tổn thương não?

51999-sjpg.jpg

Sốt nhẹ kéo dài không gây tổn thương não

Nhiều mẹ lo lắng, nếu để trẻ sốt kéo dài có thể khiến con bị tổn thương não. Tuy nhiên, thực tế, nếu trẻ sốt nhẹ dưới 40 độ và kéo dài thì không gây tổn thương não. Ngược lại, nếu trẻ sốt trên 40 độ thì sẽ có nguy cơ gây tổn thương não và co giật.

4. Cơ thể khỏe mạnh nên mới sốt?

Chúng ta luôn nghĩ rằng, trẻ bệnh, yếu nên mới sốt nhưng các bác sĩ lại chỉ ra rằng, một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt mới tạo ra cơn sốt. Sốt là phản ứng cho thấy cơ thể đang chống lại những "kẻ xâm lược" như virus, vi trùng, siêu vi... Vì vậy nếu bé sốt vừa phải mẹ không cần quá lo lắng.

5. Uống nước giúp hạ nhiệt tốt nhất

Đúng vậy. Khi trẻ bị sốt, ngoài việc mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ ở phòng thoáng thì mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để hạ sốt. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ đủ "sức" để chống lại "những kẻ xâm hại" và giúp trẻ mau khỏe bệnh.

6. Có nên cho trẻ dùng aspirin để hạ sốt?

Không nên. Mặc dù aspirin được dùng trong các trường hợp bệnh nhiễm virus, cảm cúm tuy nhiên, nó thường chỉ được khuyên dùng khi có liên quan tới bệnh nặng hơn như phù não, suy gan. Vì vậy, bạn tuyệt đối không cho trẻ sử dụng loại thuốc này.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI