Nếu muốn xác định tình trạng sức khỏe bé, bạn có thể căn cứ vào 6 dấu hiệu điển hình sau đây:
1. Tăng cân đều đặn
Cân nặng trung bình của người mẹ khi mang thai sẽ tăng từ 10-12kg.
Đây là một dấu hiệu điển hình nhất cho thấy thai nhi hấp thu dinh dưỡng từ mẹ rất tốt và đang từng ngày phát triển khỏe mạnh. Để việc theo dõi chuẩn xác hơn, các mẹ có thể đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng chuẩn theo từng giai đoạn của thai nhi. Bạn có thể nhờ bác sĩ khám thai cung cấp cho mình hoặc có thể tìm hiểu trên các phương tiện thông tin.
Thông thường, cân nặng trung bình của người mẹ khi mang thai sẽ tăng từ 10-12kg. Trong đó, cân nặng tăng bao gồm trọng lượng của: thai nhi, bánh nhau, nước ối, thể tích máu gia tăng, kích thước lớn hơn của tử cung và hai bầu ngực.
2. Mức huyết áp bình thường
Những dấu hiệu cho thấy huyết áp bất thường, nghĩa là quá cao hoặc quá thấp đều cho biết những nghi ngại về tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Những dấu hiệu cho thấy huyết áp bất thường, nghĩa là quá cao hoặc quá thấp đều cho biết những nghi ngại về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu huyết áp cao các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ cũng như quá trình chuyển dạ đều có khả năng bị đe dọa. Ngược lại, nếu huyết áp thấp ở mức độ nhẹ có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng trường hợp nặng có thể khiến thai phụ chóng mặt, quay cuồng và té ngã. Nguy cơ tai nạn trong thai kỳ đối với những trường hợp như thế này có thể dẫn đến sẩy thai.
3. Một số cơn đau nhẹ
Khi thai nhi càng lớn dần, người mẹ sẽ gặp phải một số cơn đau nhẹ do áp lực về sự gia tăng của kích thước tử cung và trọng lượng thai nhi chèn lên một số vùng trên cơ thể như cột sống lưng, vùng ngực... Hiện tượng này rất bình thường và khá phổ biến ở các thai phụ nếu chúng chỉ dừng lại ở những cơn đau nhẹ.
Trường hợp thai phụ cảm thấy những cơn đau dữ dội kèm theo dấu hiệu ra máu âm đạo nên đến gặp các bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác vì có khả năng đó là dấu hiệu cho thấy sự bất thường ở thai nhi.
4. Nồng độ đường huyết bình thường
Nếu chỉ số đường huyết của bạn trong mỗi lần khám thai đều ở mức bình thường bạn có thể an tâm vì thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Một tình trạng được cảnh báo đối với nhiều thai phụ đó là chứng bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu mắc phải bệnh này trong quá trình mang thai, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với cả mẹ lẫn thai nhi. Do đó, nếu chỉ số đường huyết của bạn trong mỗi lần khám thai đều ở mức bình thường bạn có thể an tâm vì thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
5. Những cử động bình thường của thai nhi
Đến khoảng tuần 14, người mẹ sẽ được cảm nhận những giây phút hạnh phúc nhất trong đời đó là khi thai nhi bắt đầu có những chuyển động cơ bản trong tử cung. Nếu là người lần đầu mang thai, điều này không thực sự dễ dàng để cảm nhận sớm. Nhưng nếu đã từng mang thai trước đó, bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm với những chuyển động này của con yêu. Những cú “tung chưởng” bất ngờ và đều đặn của thai nhi trong ngày sẽ là một dấu hiệu tốt để bạn biết bé có thực sự khỏe mạnh hay không.
Vào đến những tháng cuối thai kỳ, việc theo dõi thai máy sẽ càng được chú trọng hơn để đánh giá về sức khỏe của thai nhi. Một khi bạn không còn cảm nhận được những cử động của thai nhi trong bụng hoặc cử động quá yếu, bạn cần đến bác sĩ để được kiểm tra ngay.
6. Dấu hiệu từ máy đo NST
Mẹ đo NST để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi.
Hiện nay, để kiểm tra sức khỏe thai nhi, người ta còn dùng đến một phương pháp hỗ trợ đó là dùng máy đo NST (Non stress test). Phương pháp này chỉ được áp dụng khi thai nhi đã được 32 tuần tuổi. Thời gian cho mỗi lần tiến hành đo NST thường mất khoảng 70-80 phút. Căn cứ vào nhịp tim thai và cử động thai tương ứng, người ta sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu tất cả đều nằm trong mức hạn định cho phép, có thể biết được rằng thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh.
Yeutre.vn (Tổng hợp)