1. Rôm sẩy
Trẻ bị rôm sẩy rất nhiều khi hè đến
Rôm sẩy là bệnh ngoài da hàng đầu ở trẻ vào mùa nắng nóng. Hầu hết trẻ dưới 3 tuổi đều bị rôm sẩy nhiều hoặc ít. Nguyên nhân do thời tiết nóng, tuyến mồ hôi bị chèn ép, tắc nghẽn nên không thoát ra ngoài được dẫn tới viêm da và nổi rôm sẩy.
Ngoài ra, do trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh tuyến mồ hôi nên thường xuyên bị rôm sẩy khi thời tiết hanh khô nóng. Rôm sẩy thường nổi thành mảng ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như ngực, đầu, cổ, lưng, trán, nách, bẹn. Khi nốt rôm bị tổn thương, chúng sẽ nổi mụn nước hoặc có mủ trắng gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
Để phòng ngừa bệnh, mẹ nên thường xuyên giữ cơ thể trẻ sạch sẽ thoáng mát, mặc quần áo chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi, duy trì nhiệt độ phòng 27 - 28 độ để trẻ không cảm thấy nóng nực, ngột ngạt.
2. Bệnh sởi
Sởi là một trong những bệnh hàng đầu gây tử vong ở trẻ và thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc nắng nóng. Đây là bệnh truyền nhiễm và thường lây qua đường hô hấp, nếu phát triển mạnh, sởi sẽ thành dịch rất nguy hiểm.
Sởi thường có triệu chứng như sốt phát ban, ho, đau mắt đỏ, nổi hạch, đau khớp. Riêng về phát ban, lúc đầu các nốt ban sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, ngực và toàn thân. Đặc điểm các nốt ban là sẽ xuất hiện dạng sần, nổi trên bề mặt da, nốt nhỏ không đều màu trắng xám trên nền đỏ nhạt, có khi chảy máu.
Cách phòng ngừa tốt nhất là cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng chống sởi đầy đủ và đúng lịch. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, tránh cho trẻ tơi nơi có dịch bệnh, tiếp xúc với người bị bệnh sởi và cần đưa trẻ đi bệnh viên ngay khi có dấu hiệu sởi.
3. Thủy đậu
Trẻ bị thủy đậu
Thủy đậu là bệnh ngoài da và rất dễ lây lan trong không khí vì virus gây bệnh sẽ phát tán trong không khí theo đường nói, ho, hắt hơi, khóc của người bệnh. Khi bị thủy đậu, trẻ thường có triệu chứng như nổi bóng nước rất nhanh và toàn thân, các nốt này thường nổi theo đợt, xen kẽ với đợt mụn cũ và mụn mới.
Thủy đậu tuy là bệnh ngoài da lây lan rất nhanh nhưng thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cha mẹ chỉ cần cho trẻ ở nhà điều trị, nghỉ ngơi, uống thuốc để giảm ngứa, sốt, hạn chế tiếp xúc với nước và gió để bệnh mau lành. Ngoài ra, cách phòng bệnh tốt nhất là mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa vắc xin thủy đậu 2 liều đầy đủ, đúng lịch.
4. Nổi mề đay
Vào mùa hè, ngoài rôm sẩy trẻ còn thường bị nổi mề đay. Đây là bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Biểu hiện bệnh là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi trên bề mặt da, ở mỗi vị trí khác nhau mụn lại có kích thước số lượng khác nhau.
Người mắc bệnh mề đay thường bị dị ứng bởi tiếp xúc với vật lạ qua da hoặc đường hô hấp, ăn uống, côn trùng, mỹ phẩm, thời tiết thay đổi hoặc một số trẻ bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân.
Bệnh mề đay thường mang đến cảm giác nóng rát, ngứa ngáy nhất là vào mùa hè nóng nực. Việc điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả bệnh thì cần phải tìm ra nguyên căn của bệnh và tùy vào mức độ của bệnh mà điều trị theo thuốc tây hoặc thuốc nam.
5. Mụn nhọt do mồ hôi
Bệnh này khá giống với rôm sẩy, tuy nhiên, người bị bệnh này thường phát vào lúc trời nắng nóng, ra nhiều mồ hôi, từ đó sinh ra mụn nhọt gây ngứa ngáy, đau đớn. Trẻ nhỏ khi bị bệnh thường có thói quen gãi vào mụn gây trầy xước, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm.
Cách phòng bệnh tốt nhất là nên cho trẻ ở nơi duy trì nhiệt độ mát từ 27 - 28 độ, như vậy mụn sẽ lặn rất nhanh. Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh cần giữ vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ, mặc đồ thoáng mát và cắt móng tay để tránh trẻ gãi, cào xước.
6. Viêm da do nhạy cảm ánh nắng
Làn da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, nếu cha mẹ không phòng chống nắng cho trẻ có thể khiến con bị viêm da do tiếp xúc lâu với ánh nắng. Da sẽ nổi phồng rộp, sưng đỏ, bị đốm da, tàn nhang. Vì vậy, khi trẻ ra đường cần cho trẻ mặc quần áo dài, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, kính mát để trẻ có thể bảo vệ làn da của mình.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho trẻ uống nhiều nước ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B, C để chống nắng tự nhiên. Có thể bôi kem chống nắng dành cho trẻ khi ra ngoài.
Yeutre.vn (Tổng hợp)