5 tác hại khôn lường khi mẹ ép trẻ sơ sinh uống quá nhiều sữa

Lo con uống không đủ sữa, con đói, nhiều mẹ ép con uống sữa dù là bú sữa mẹ hoàn toàn hay sữa bình. Việc làm này tưởng tốt cho con mà thực ra rất nguy hiểm.

banner ads

1. Những tác hại khi ép trẻ sơ sinh uống nhiều sữa

Mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu thay vì ép trẻ

Trẻ có nguy cơ bị lồng ruột

Lồng ruột là một trong những bệnh có thể gây tử vong cao ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong đó, những trẻ khỏe mạnh, ham ăn, nhanh đói lại có nguy cơ lồng ruột cao vì mẹ cho ăn nhiều và luôn trong tâm trạng lo lắng con không ăn đủ.

Trẻ bị lồng ruột thường đang chơi vui vẻ bỗng nhiên khóc thét lên và không dừng lại, các cơn đau kéo đến dồn dập khiến trẻ mê mệt, tái người. Bé khóc khoảng 15 - 20 phút, sau đó dừng lại bú tiếp và lại khóc. Bé thường cong người, ôm bụng, chân đạp, mặt trắng bệch. Nếu không được phát hiện kịp thời, đoạn lồng ruột sẽ bị hoại tử và phải cắt bỏ.

Trẻ không phân biệt được đói - no

Việc ép con bú hoặc uống nhiều sữa ngoài ngoài nguy cơ bị lồng ruột, trẻ còn không phân biệt được đói - no. Điều này dẫn tới cảm giác trẻ không thèm ăn, không muốn ăn và luôn trong tình trạng ăn bị động.

Việc ép trẻ sơ sinh uống sữa nhiều về lâu về dài sẽ ảnh hưởng tới việc biếng ăn sau này.

Trẻ dễ bị ói, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa

Được cho bú/uống sữa quá nhiều không lợi như mẹ nghĩ. Vì trẻ có nguy cơ rối loạn tiêu hóa cao, đi tiêu chảy hoặc táo bón, phân sủi bọt, lợn cợn, chua. Nguyên nhân khi cho trẻ bú nhiều, trẻ có nguy cơ nôn trớ. Nôn trớ nhiều lần dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa khiến đường ruột bị tổn thương, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, trẻ còi cọc, chậm lớn, về lâu dài khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém phát triển.

Ảnh hưởng tới tinh thần

Do không biết phân biệt đói - no, không có cảm giác thèm ăn nhưng lúc nào cũng bị nhồi nhét bú/ uống sữa nhiều, liên tục khiến trẻ cảm thấy sợ hãi khi ăn. Khi ăn, trẻ không cảm thấy vui vẻ, cơ thể sẽ tiết ra độc tố và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau mỗi giờ ăn.

Thừa cân

Trẻ thừa cân, béo phì

Với trẻ uống sữa ngoài, nếu mẹ thường xuyên ép trẻ uống sữa, con sẽ đối mặt với nguy cơ bị thừa cân béo phì. Các nghiên cứu đã cho thấy, tỉ lệ trẻ ăn bị ép cho uống sữa hoặc ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ béo phì là 31,4%, mắc gan nhiễm mỡ 7,8%.

2. Cách xác định trẻ no bụng

- Đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn: Mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu, nếu trẻ đói trẻ sẽ khóc và tìm vú mẹ, nếu trẻ no trẻ sẽ ngủ hoặc không bú, nằm chơi. Ngày đi tiểu từ 5 - 7 lần, nước tiểu màu trong, đi đại tiện phân màu vàng sệt, không bón.

- Đối với trẻ bú sữa ngoài, mẹ nên cho trẻ bú mỗi lần từ 60 - 150ml/tùy theo tháng tuổi của trẻ. Mỗi ngày bú từ 4 - 5 lần, có thể cho bú đêm nếu trẻ có nhu cầu ăn thêm. Khi trẻ khóc, mẹ không nên ép trẻ bú tiếp vì con đã no.

Ngoài ra, khi bú no, trẻ đi tiểu 5- 6 lần, chơi ngoài, nước tiểu trong, đi ị từ 1 - 2 lần, phân màu vàng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI