Mẹ có thể giúp con phòng tránh nguy cơ dị tật.
1. Trước lúc có em bé hãy đi khám sức khỏe tổng quát
Đây là lời khuyên của các chuyên gia khoa sản dành cho các thai phụ. Theo đó, từ trước thời điểm mang thai khoảng 3 tháng, phụ nữ dự định có con nên đi khám sức khỏe tổng quát. Một phần để kiểm soát tốt hơn tình hình sức khỏe mẹ. Mặt khác để đảm bảo điều kiện phát triển bình thường của thai nhi về sau. Bạn có thể thấy không quan trọng nhưng một số bệnh lý mẹ đang mang đã biết hay chưa biết có thể là nguyên nhân khiến con bạn mắc dị tật trong thời kỳ bào thai.
Theo đó, mẹ nên chích ngừa cúm, sởi, quai bị, rubella… vốn là một trong số các tác nhân gây dị tật thai nhi nếu mẹ mắc phải trong thai kỳ.
Ngoài ra, các xét nghiệm khác cũng rất cần thiết để mẹ kiểm tra như HIV, cao huyết áp, bệnh về gan, phổi, tim,… để có thể tầm soát tốt hơn trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi.
2. Phát hiện bệnh di truyền nhờ các xét nghiệm
Ở nước ta, mọi người không có thói quen nắm rõ tiền sử bệnh án gia đình. Tuy nhiên, đây lại là việc làm rất cần thiết khi bạn mang thai. Bạn sẽ không thể chủ quan nếu nó tiết lộ khả năng mắc dị tật hoặc mang bệnh lý nào đó ở đứa con mình đang mang. Nếu mẹ hoặc người thân trong gia đình hai bên mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim, các chứng thị lực, ung thư vú, đau nửa đầu, các dị tật bẩm sinh hoặc các căn bệnh ung thư thì càng có lý do để bạn không thể chần chừ việc xét nghiệm tính di truyền. Kết quả có được sẽ giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong việc xác định tình trạng của bé mà có những can thiệp kịp thời tùy tính chất khẩn cấp của từng trường hợp.
3. Tiêu thụ nhóm thực phẩm cần thiết
Song song với những xét nghiệm cần thiết, phụ nữ muốn có con khỏe mạnh phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và phong phú, bao gồm nhóm thực phẩm thiết yếu như: sắt, magie, acid folic, canxi,…
Chế độ dinh dưỡng phong phú cung cấp dưỡng chất cần thiết cho con.
Những chất này cũng khá phổ biến trong thực phẩm mẹ tiêu thụ hằng ngày. mẹ có thể ăn thêm các loại hạt như: óc chó, hạt mắc ca, hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều; các loài nhuyễn thể như hàu, trai, sò, điệp, hải sâm; cùng với đó là đậu phụ, cải bó xôi, ngũ cốc, gan, lòng đỏ trứng, gà tây… Đây đều là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho mẹ và con.
Trong khi đó, lúa mì, gạo, hạt bí ngô, yến mạch, bí đao, dưa hấu, mận khô, cải lá xanh, cải xoăn, rau bina… lại là nguồn cung cấp magie rất lý tưởng.
Để bổ sung acid folic, mẹ có thể dùng thêm ngũ cốc, các sản phẩm từ lúa mì, họ nhà đậu, gan động vật, rau lá xanh, họ cam quýt, trái quả mọng,…
4. Tạm biệt các thói quen xấu
Rượu bia, các chất chứa caffein, thuốc lá đều là những kẻ thù hàng đầu đối với thai nhi. Theo nghiên cứu, những người mẹ có thói quen uống các loại thức uống có cồn và tiêu thụ cafein trước và trong lúc mang thai đều sinh con ít nhiều mang các dị tật bẩm sinh hoặc thiểu năng trí tuệ. Nguy hiểm hơn khi hút thuốc lá thụ động từ chồng, người bạn thường xuyên tiếp xúc còn ảnh làm tăng tỷ lệ thai nhi dị tật, nguy cơ sẩy thai hoặc thai chết lưu lên rất nhiều lần so với người có lối sống lành mạnh. Chưa kể, hút thuốc lá còn làm giảm chất lượng tinh trùng cho lần thụ thai
Vì lẽ đó, mẹ và bố đang mong ngóng con hãy nói lời "tạm biệt" những thói quen xấu kể trên để tăng khả năng thụ thai và cho đứa con tương lai của mình một nền tảng phát triển thật tốt nhé!
5. Sinh hoạt trong môi trường lành mạnh
Nếu bạn đang sống trong môi trường độc hại bởi hóa chất, khí độc, những nơi thường xuyên phun xịt sơn, nơi có nguồn nước hoặc đất nhiễm thủy ngân, nhiễm chì vượt quá quy định hãy nghĩ ngay đến việc di dời. Đã có những chứng minh khoa học cho thấy tác hại ghê gớm từ những nguồn hóa chất độc hại này.
Nếu bất đắc dỹ không thể thay đổi, bạn cần phải có những biện pháp phòng chống độc thực sự hiệu quả.
Ngoài ra, việc chuẩn bị tinh thần thật thoải mái trước và trong lúc mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến con trẻ. Do đó mẹ cần phải lên lịch, sắp xếp công việc và giảm căng thẳng trong thời gian dự định mang thai.
Yeutre.vn (Tổng hợp)