1. Chữa đờm cho trẻ bằng tinh dầu tràm
Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh bằng cách dùng dầu tràm được xem là một trong những cách khá hay mà nhiều mẹ lựa chọn. Được chiết xuất từ dầu của cây tràm gió, tinh dầu tràm có khả năng phòng và chữa được nhiều căn bệnh. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng rất nhiều nên việc tìm kiếm tinh dầu tràm không phải là điều quá khó với các mẹ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong tinh dầu tràm có chứa nhiều thành phần có khả năng chống sưng, viêm và kháng khuẩn tốt, giúp long đờm và hỗ trợ quá trình hô hấp. Sản phẩm tinh dầu tràm được làm bằng nguyên liệu thiên nhiên nên đặc biệt an toàn cho tất cả mọi đối tượng, kể cả trẻ em.
Để dùng tinh dầu tràm mà một cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh hiệu quả, các mẹ có thể dùng tinh dầu để xông khuếch tán trong phòng của trẻ giúp không khí sạch sẽ hơn. Xông dầu tràm trong phòng sẽ khiến phòng không còn vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi trẻ hít được loại tinh dầu này sẽ giúp làm tan các chất nhầy trong cổ, đào thải chất nhầy ra ngoài và giảm hiện tượng đờm ứ đọng ở khoang cổ.
Lưu ý : Bạn sử dụng tinh dầu tràm trong không gian có trẻ nhỏ, chỉ nên dùng lượng vừa phải và không nên lạm dụng.
2. Dùng lá hẹ chữa đờm
Lá hẹ là một nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm của mọi gia đình nhưng hẳn là sẽ rất ít mẹ biết được rằng, lá hẹ có thể giúp con mình chữa đờm. Lá hẹ được xem là một vị thuốc có chức năng kháng khuẩn và cung cấp vitamin C,... điều trị tình trạng cổ họng đau rát, bệnh hen suyễn , có nhiều đờm.
Để chữa đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ dùng lá hẹ cắt nhỏ cùng 1 ít đường phèn bỏ trong chén thủy tinh hấp cách thủy. Sau đó mẹ lấy nước này cho trẻ uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 giọt. Không chỉ giúp bé giảm lượng đờm hiệu quả, sử dụng cách này còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và giảm ho đáng kể.
Lưu ý: Tùy độ tuổi của trẻ để mẹ gia giảm lượng nước hẹ cho phù hợp để tránh quá liều, dễ làm tổn thương các cơ quan tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhé.
3. Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh bằng trái quất
Dùng quất để trị ho là điều khá quen thuộc nhưng mẹ có biết quả quất còn giúp trị đờm cho bé nữa đấy. Với hàm lượng vitamin cao cùng tinh dầu, pectin giúp kháng viêm, kháng khuẩn giúp chữa gan và ty vị yếu, làm hạn chế cơn ho và làm tan đờm nhanh chóng. Quả quất cũng rất an toàn và có lợi đối với sức khỏe của bé.
Đầu tiên, mẹ rửa sạch quất rồi cắt thành hai và bỏ vào chén chưng cách thủy cùng với đương phèn. Khi đường phèn đã tan và quyện vào nước quất, mẹ lấy ra cho trẻ uống 1-2 giọt/ lần. Một ngày mẹ có thể cho trẻ uống 3 lần như vậy để đờm nhanh tan. Với cách này, mẹ nên thực hiện kiên trì vì không phải chỉ làm một lần là sẽ cho hiệu quả như mong muốn.
Lưu ý : Tương tự như cách dùng nước hẹ, mẹ cần bảo đảm về lượng cho bé uống phù hợp với độ tuổi.
4. Chữa đờm bằng lá húng chanh
Lá húng chanh được trồng khá nhiều ở mọi gia đình và được dùng ăn kèm như một loại rau sống. Lá húng chanh có mùi thơm dễ chịu, vị hơi chua và the, chứa nhiều colein giúp tăng cường và cải thiện hệ hô hấp, chống lại ảnh hưởng của các loại vi trùng, vi khuẩn, giúp cơ thể tiết ra mồ hôi và các chất độc có hại. Đặc biệt, nó cũng là cách chữa đờm ở trẻ sơ sinh tương đối hiệu quả.
Để đạt kết quả như mong đợi,mẹ nên dùng lá húng chanh giã nát kết hợp với quất và đường phèn rồi hấp cách thủy. Sau đó lấy nước này cho trẻ uống từ 2- 3 lần/ ngày, mỗi lần 1-2 giọt để tiêu đờm nhanh hơn.
Lưu ý : Mẹ lưu ý liều lượng sử dụng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
5. Dùng hạt chanh chữa tiêu đờm
Lâu nay người ta vẫn nghĩ hạt chanh không có tác dụng gì và thường bỏ đi. Tuy nhiên, trong Đông y hạt chanh có tác dụng thông can khí, tiêu thũng, tán độc, hoạt huyết và tiêu thực. Đặc biệt, đây là nguyên liệu trị ho và trị đờm rất tốt.
Vì hạt chanh rất bé nên khi sử dụng để trị đờm cho bé, mẹ phải đặc biệt chú ý cách sơ chế. Hạt chanh sau khi lấy ra mẹ nhớ không nên rửa mà hãy đem đi giã nát và cho vào bát cùng một ít nước và chưng cách thủy. Chất nhầy ở hạt chanh có tác dụng kháng viêm, giảm ho và trị đờm rất tốt. Mẹ dùng hỗn hợp đã chưng này cho trẻ uống từ 4 - 5 lần trong ngày. Mỗi lần từ 1- 2 giọt. Sử dụng hạt chanh sẽ giúp trẻ rất nhanh hết các cơn đờm trong cổ họng.
Lưu ý : Mẹ luôn cần phải lưu ý về liều lượng dùng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Với những cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh được đề cập ở trên, hy vọng các mẹ có thêm những kinh nghiệm thật hay trong việc chăm sóc con nhỏ. Ngoài những lưu ý về liều lượng sử dụng, mẹ cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sỹ, để đảm bảo an toàn cho bé khi sử dụng các bài thuốc tự nhiên này. Chúc mẹ nuôi con ngoan và các bé luôn khỏe mạnh!
Tuyết Nguyễn tổng hợp