6 sai lầm "chết người" của bố mẹ khi chăm sóc con bị tiêu chảy

Vì muốn con hết đau nhanh, nhiều bố mẹ có thể phạm phải sai lầm và khiến bé đau bụng nhiều hơn thay vì khỏi hẳn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi con đau bụng, tiêu chảy mà bố mẹ cần tránh lặp lại.

banner ads

49945-be-bi-dau-bung-3.jpg

Khi thấy con đau quặn, bố mẹ vì sốt ruột có thể bằng mọi cách để giúp con bớt đau

Khi thấy con đau quặn, bố mẹ vì sốt ruột có thể bằng mọi cách để giúp con bớt đau. Thế nhưng đôi khi những sự cố gắng ấy lại là sai lầm.

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm norovirus (nhóm vi-rút gây ra bệnh tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng) khiến 18.500 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện. Mặc dù trong những năm gần đây, vắc-xin ngừa norovirus đã làm giảm 80% các trường hợp nhiễm trùng tiêu hóa nhưng số ca nhập viện vẫn trên dưới 15.000 trẻ/ năm. Trẻ mắc bệnh sẽ bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy từ vài ngày đến một tuần.

Trong khoảng thời gian này, trẻ cần được chăm sóc đúng cách và khoa học để tránh bệnh chuyển biến xấu. Tuy nhiên, không ít bố mẹ lại mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Cho con uống nước ngay sau khi ói

Rất nhiều bố mẹ cho con uống nước sau khi bé nôn ói. Đây thực sự là một sai lầm.

Bác sĩ Nhi khoa Vipul Singla tại Trung tâm y tế Advocate Illinois Masonic, ở Chicago cho biết khi nôn, dạ dày của bé có khả năng bị viêm cao hơn. Do đó, bố mẹ phải chờ ít nhất 15-30 phút sau nếu muốn bù nước cho con. Bằng không, triệu chứng nôn có thể sẽ trở lại.

Trước tiên, hãy cho bé uống muỗng cà phê nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 15 phút. Nếu con ngừng nôn và giữ nước trong khoảng 1 giờ, bạn có thể thu hẹp giãn cách thời gian uống nước còn lại 10 phút. Sau 2-3 giờ, bạn có thể thử cho bé uống nước ngọt (không ga) hoặc nước sốt táo vì vị ngọt có thể làm dịu cơn buồn nôn của bé. Không nên chủ quan nếu thấy triệu chứng của bé đã giàm vì các bệnh dạ dạy hoặc tiêu chảy phải kéo dài ít nhất 1 tuần và có thể kèm theo sốt nhẹ (37,5 độ), đau đầu, mỏi mệt, ớn lạnh hoặc đau cơ. Nếu các triệu chứng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm trong vòng một hoặc hai ngày, bạn nên gọi cho bác sĩ.

Tự ý mua thuốc trị tiêu chảy

Để cầm tiêu chảy cho con, nhiều bố mẹ tùy tiện mua thuốc không theo toa hoặc dùng thuốc có sẵn trong nhà để giảm triệu chứng cho con.

49943-be-bi-dau-bung-1.jpg

Tự ý mua thuốc tiêu chảy rất nguy hại

Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ở trẻ em và làm bệnh nặng hơn. Đặc biệt là thuốc antidiarrheal với các sản phẩm như Pepto-Bismol và Kaopectate vì chúng đều chứa một chất rất giống với aspirin là salicylate. Chất này có thể gây ra hội chứng Reye, một bệnh tuy hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cao cho trẻ dưới 18 tuổi. Do đó, các bác sĩ Nhi không bao giờ sử dụng thuốc này cho trẻ nhỏ vì nó làm chậm tiêu hóa và tăng các triệu chứng viêm đường ruột.

Trước những mối nguy tiềm ẩn này, bố mẹ không nên tự ý mua bất kỳ loại thuốc trị đau bụng nào cho con dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tốt nhất nên cho con uống đủ nước và theo dõi tình hình. Nếu thấy chuyển biến xấu, hãy gọi cho bác sĩ.

Giảm sốt cho bé khi chưa đến ngưỡng sốt

Cho con uống thuốc giảm sốt trước ngưỡng sốt cũng là một trong những sai lầm rất phổ biến của nhiều bố mẹ. Sốt là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bé đang làm việc để chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, không lý do gì để ngăn cản cơ thể bé tự sinh đề kháng nếu thân nhiệt chưa vượt quá 38 độ C. Tuy nhiên, bạn vẫn nên làm mát bằng cách cho bé uống nhiều nước.

Nếu bé nôn mửa, tiến sĩ Altmann cho rằng nên cho bé uống nửa liều acetaminophen theo khuyến cáo. Khoảng 1 tiếng sau, có thể cho bé uống tiếp nửa liều còn lại. Với bé lớn, có thể cho uống thuốc acetaminophen hòa tan.

Cho con uống sữa hoặc nước trái cây

Để giúp con bù nước những lúc bé bị tiêu chảy, bố mẹ thường cho bé uống thêm nước trái cây hoặc sữa. Tuy nhiên, đây cũng là một sai lầm.

Nước ép trái cây có thể làm các triệu chứng dạ dày của trẻ nặng hơn. Nếu bé muốn uống nước khác ngoài nước lọc, bạn có thể cho bé uống nước điện giải như Gatorade hoặc Propel. Riêng với sữa có thể không sao, nhưng chỉ bắt đầu với một lượng nhỏ và ngưng ngay nếu thấy bé tiêu chảy sau khi uống. Khoảng 20% trường hợp nhiễm virus dạ dày sẽ gặp tình trạng không dung nạp lactose trong sữa tạm thời, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và chuột rút. Nếu bé nằm trong số này, bạn nên đổi sữa không có lactose để bé uống cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Bạn cũng có thể cho bé uống thêm probiotics hoặc sữa chua vì chúng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột trở lại. Với các bé còn bú mẹ, sữa mẹ là nguồn kháng thể lành mạnh giúp bé chóng hồi phục.

Bồi bổ cho con sau cơn bệnh

Để con phục hồi nhanh chóng và lấy lại cân nặng như trước, bố mẹ thường nhồi nhét rất nhiều thức ăn bổ ngon cho con sau cơn bệnh. Nhưng các món bồi bổ ấy lại thường thiếu protein và các chất dinh dưỡng khác vốn rất cần thiết cho tốc độ phục hồi của con. Do đó, tốt nhất vẫn nên duy trì cho bé một chế độ ăn uống bình thường với đầy đủ nhóm chất cơ bản. Song song đó, nên tránh những thức ăn có nhiều chất béo (như cốm gà, khoai tây chiên và bánh pizza) trong nhiều ngày và tiếp tục uống nhiều nước cho đến khi các triệu chứng hoàn toàn biến mất.

Lơ là việc giữ gìn vệ sinh

Sau khi con khỏi bệnh, nhiều bố mẹ bắt đầu thả lỏng vấn đề vệ sinh của con. Điều này rất nguy hiểm vì virus có thể vẫn còn tồn tại trong ruột của bé trong một vài tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất. Vì vậy, nó có thể tấn công hệ miễn dịch một lần nữa nếu bé không chú ý rửa tay chân sạch sẽ thường xuyên. Nếu bé vẫn còn mang tã, bố mẹ nên rửa tay sạch sau mỗi lần thay tã cho bé. Đồng thời, không nên dùng chung khăn tắm, đồ uống hoặc ăn chung với con. Ngoài ra, vi trùng có thể sống rất nhiều trên tay nắm cửa và đồ chơi trong vài giờ hoặc thậm chí cả ngày, nên mẹ cần vệ sinh hoặc tẩy trung kỹ lưỡng những điểm này.

6 lý do để gọi cho bác sĩ khi con bị đau bụng

49944-be-bi-dau-bung-2.jpg

Cho bé đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu chuyển biến xấu

Bé có thể tự khỏi sau mỗi cơn đau bụng nhưng nếu thấy những dấu hiệu sau bố mẹ nên cho bé đến ngay bệnh viện:

- Trẻ sơ sinh đau bụng kèm nôn ói

- Trẻ không thể ngưng ói dù đó chỉ là một chút nước

- Bé có dấu hiệu mất nước. Bé không đi tiểu hoặc nước tiểu sẫm màu; đôi mắt gần như nhắm ghiền; da mặt nhợt nhạt; khô miệng và khóc không nước mắt. Với các bé dưới 1 tuổi, thóp đầu có thể hõm xuống.

- Chất nôn có kèm theo máu hoặc chất dính như thạch trong phân của bé có thể là dấu hiệu tắc nghẽn đường ruột nghiêm trọng.

- Bé bị tiêu chảy nhiều hơn 1 lần trong vòng 1 tiếng

- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 6 tuổi sốt cao trên 38 độ C.

Yeutre.vn

Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI