Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa tưa lưỡi an toàn cho bé mẹ có thể tham khảo.
Nguyên nhân, triệu chứng bệnh và cách điều trị
Tưa lưỡi là tình trạng miệng bé bị nhiễm nấm candida albicans khiến hai bên khoang miệng và lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng, dùng rơ lưỡi bình thường không thể llàm sạch được.
Trẻ bị tưa lưỡi là do một loại nấm gây ra
Khi trẻ bị tưa lưỡi nếu bú mẹ, hai đầu núm vú sẽ bị khô, rát và đau khi bé bú. Ngoài ra loại nấm này còn có thể theo chất thải của bé ra ngoài gây hăm tã và viêm nhiễm vùng kín của bé.
- Khi bé bị tưa lưỡi thường có biểu hiện khó chịu, cáu kỉnh, bị sưng má và nướu, biếng ăn, bú ít hoặc không muốn bú sữa mẹ.
Khi trẻ có những dấu hiệu trên mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị sớm, tránh gây các bệnh viêm nhiễm khác cho cả mẹ và bé. Việc điều trị có thể kéo dài trong vài tuần là trẻ hết bệnh.
Phòng tránh tưa lưỡi cho bé
Để phòng tránh tưa lưỡi gây đau đớn khó chịu cho bé, mẹ nên vệ sinh lưỡi cho bé mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý loại dùng để vệ sinh miệng kết hợp với gạc rơ lưỡi có bán tại các nhà thuốc. Bên cạnh đó nên thường xuyên sát khuẩn núm vú giả, đồ chơi, bình sữa của bé trước khi cho bé ngậm và chơi.
Những bài thuốc dân gian trị tưa lưỡi cho bé
Lá rau ngót
: Mẹ dùng từ 5-10g lá rau ngót, chọn loại lá tươi non. Sau khi rửa sạch, dùng máy xay nhuyễn hoặc giã nát lọc lấy nước. Tiếp đến mẹ dùng dùng gạc rơ lưỡi thấm nước rau ngót và làm sạch lưỡi, lợi và hai bên khoang miệng cho bé.
Lưu ý: Khi làm vệ sinh cho bé mẹ cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho vùng da miệng bé. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần. Kiên trì làm trong 2 ngày trẻ sẽ hết tưa lưỡi và bú được.
Mật ong kết hợp với cỏ nhọ nồi có tác dụng trị tưa lưỡi
Mật ong và cỏ nhọ nồi
: Nước cỏ nhọ nồi 10ml, mật ong 1ml. Cách làm như sau: cỏ nhọ nồi sau khi hái từ vườn mẹ đem rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy 10ml nước. Sau đó cho thêm 1ml mật ong vào trộn đều. Mẹ dùng nước này để làm vệ sinh lưỡi, khoang miệng và nướu cho bé. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần.
Lá rau ngót và hàn the
: Rau ngót: 15g, hàn the: 1g. Rau ngót chọn loại lá non còn tươi xanh, sau khi rửa sạch mẹ dùng cối giã nát, lọc lấy nước rồi cho hàn the vào trộn đều đem hấp trong nồi cơm. Khi cơm chín, mẹ lấy nước thuốc ra và dùng bông tăm thấm vào thuốc rồi bôi vào chỗ đốm trắng của bé. Mỗi ngày bôi 2 lần, kiên trì sẽ hết tưa lưỡi.
Lá mít
: Lá mít vàng mẹ đem phơi khô rồi đốt cháy thành than. Dùng bột lá mít trộn với một ít mật ong rồi bôi vào phần tưa lưỡi, ngày làm từ 2-3 lần.
Lá mít có tác dụng làm sạch tưa lưỡi
Cỏ mực và lá hẹ tươi
: Cây cỏ mực: 8g, lá hẹ tươi: 4g. Nguyên liệu sau khi đã rửa sạch mẹ giã nát, vắt lấy nước cho thêm một ít mật ong vào đánh đều và dùng nước này bôi lên phần lưỡi bị tưa. Ngày bôi khoảng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ đồng hồ.
Lưu ý: Đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên cẩn thận khi sử dụng mật ong vì trẻ dễ bị ngộ độc. Nên chọn loại mật ong đã qua kiểm định. Khi áp dụng một trong những cách trên trong vòng từ 2-3 ngày mà bé chưa hết tưa lưỡi thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị sớm.
Yeutre. vn (Tổng hợp)