1. Bốn tác hại của sinh mổ đối với trẻ
Dễ mắc bệnh
Những đứa trẻ sinh mổ không được đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như khò khè, viêm phổi… Do trẻ sinh mổ có nguy cơ cao tồn dịch trong phổi vì lồng ngực của trẻ không bị ép chặt và làm sạch hết nước ối như khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ.
Bên cạnh đó, điều kiện vô khuẩn khi sinh mổ cũng làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Vì thông thường trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn trong phân mẹ từ đó hình thành ngay nền móng vững chắc cho các vi khuẩn có lợi khu trú tự nhiên ở đường ruột.
Ngoài ra, những em bé sinh mổ cũng dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng, hen suyễn, tiểu đường típ 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ.
Sức đề kháng yếu
Trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém do không hưởng được các hormone có lợi trong ống dẫn sinh.
Trẻ sinh mổ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh. Chưa kể, sau khi sinh mổ thường phải 1 tuần sau mẹ mới có sữa, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này nên cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.
Dễ sinh sớm
Trẻ sinh mổ có thể gặp phải trường hợp chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác, lúc này bé dễ gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng…
Không chỉ thế, trẻ sinh mổ cũng thường chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Nhiễm độc thuốc gây mê
Mặc dù ca mổ thường được tiến hành nhanh chống nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp về sau. Chưa kể, nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh.
Hơn nữa, việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu.
2. Cần chuẩn bị gì cho bé sinh mổ?
Không giống với chu trình sinh nở tự nhiên sẽ khiễn trẻ mất đi cơ hội có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, nếu bạn phải sinh mổ, hãy lưu ý những điều sau đây:
Cho bé bú mẹ sớm
Sữa non là loại sữa mẹ tốt nhất.
Mẹ nên cho bé bú sớm nhất sau khi sinh vì bé sẽ bú được loại sữa non là loại sữa mẹ tốt nhất. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc không đủ sữa, mẹ nên chọn sản phẩm sữa công thức uy tín giúp hỗ trợ hệ miễn dịch cho bé.
Giữ vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn cho bé
Khi chăm sóc cho em bé trực tiếp, cần rửa tay sạch thật sạch. Cho bé tắm vào khoảng 9-10 giờ sáng hoặc 14-15 giờ chiều mỗi ngày. Các dụng cụ dùng cho bé như: thìa, cốc, bình sữa… phải trụng qua nước sôi trong 10 phút để tránh nhiễm khuẩn.
Hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ dùng thuốc và cho bé bú
Trong trường hợp các bà mẹ sinh mổ phải dùng thuốc kháng sinh, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho bé bú, do những chất này thường có thể tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến bé.
Yeutre.vn