1. Những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa tuổi ăn dặm
Trẻ ăn dặm thường bị rối loạn tiêu hóa
Chúng ta thường được biết đến rối loạn tiêu hóa là bệnh lý đường ruột và hầu hết trẻ ăn dặm đều gặp vấn đề này ít nhất 1 lần. Trong đó, biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa là nôn, tiếp theo là tiêu chảy. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thấy trẻ bị đầy bụng, khó chịu, ợ hơi.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 500 triệu bé dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thì 30% nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa rất quan trọng, nó sẽ giúp mẹ có hướng điều trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ.
Trong đó, theo các bác sĩ, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn dặm bị rối loạn tiêu hóa như:
- Trẻ thay đổi đột ngột chế độ ăn từ sữa sang thức ăn đặc hơn. Đây là bước thay đổi quan trọng với hệ tiêu hóa nên hệ tiêu hóa làm việc quá tải, chưa thích ứng kịp, vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, vì vậy bé dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa.
- Thực phẩm ăn dặm quá nhiều đạm cũng khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì đạm khó tiêu, nếu ăn quá nhiều trẻ dễ bị đầy bụng, đau bung, biếng ăn.
- Trẻ ăn dặm quá sớm khi chưa đủ 6 tháng tuổi. Theo các bác sĩ, dưới 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, chưa thể tiêu hóa được các thực phẩm rắn hoặc lỏng ngoài sữa mẹ. Nếu cho trẻ ăn dặm sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá tải, mất cân bằng vi sinh, đau dạ dày, khó tiêu...
- Cho trẻ ăn quá nhiều cũng là thói quen của nhiều mẹ Việt. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến con bị rối loạn tiêu hóa, do lượng thức ăn vượt quá tải khả năng tiêu hóa của dạ dày. Trẻ không những không hấp thu hết còn đi phân sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường ruột của trẻ.
2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên làm gì?
Mẹ cần cung cấp đủ nước cho trẻ
Khi nhận thấy con có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa mẹ cần phải đảm bảo:
- Cung cấp đủ nước cho trẻ. Vì khi rối loạn tiêu hóa trẻ có dấu hiệu nôn, tiêu chảy dẫn tới mất nước, môi khô, khát, khóc không có nước mắt, tiểu ít. Mẹ có thể kiểm tra dấu hiệu thiếu nước của trẻ thông qua làn da, màu sắc nước tiểu, số lần đi tiểu. Cách bù nước cho trẻ như sau: mẹ cho trẻ uống nước nhẹ nhàng, từ từ, mỗi lần 5 - 7 thìa, tuyệt đối không cho trẻ uống liền 1 cốc nước đầy vì khiến trẻ đi ngoài ngay chỗ dịch đó.
- Có thể cho trẻ uống thêm nước dừa (bỏ ít muối), nước cà rốt luộc để cầm tiêu chảy và làm sạch đường ruột. Ngoài ra có thể cho trẻ ăn thêm ít dầu oliu hoặc dầu dừa để tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột.
- Cho trẻ ăn thực phẩm loãng, mềm, ăn số lượng vừa phải, thực phẩm dễ tiêu giúp hệ tiêu hóa ổn định.
- Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhiều lần trong 1 năm cần tới cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Yeutre.vn (Tổng hợp)