4 cách giúp trẻ rèn kỹ năng xử lý mâu thuẫn hiệu quả

Ở tuổi lên 4 - 6, có thể nói bé yêu nhà bạn đã có rất nhiều bạn bè để chơi cùng. Mà khi chơi cùng, những mâu thuẫn, cãi cọ giữa chúng rất dễ xảy ra. Cách tốt nhất là ba mẹ nên dạy con những kỹ năng cần thiết để xử lý những mâu thuẫn vốn xảy ra như cơm bữa này!

banner ads

16017-mau-thuan-1.jpg

Để dạy con cách xử lý mâu thuẫn ba mẹ cần kiên nhẫn

Yeutre.vn xin bật mí với các bậc ba mẹ 4 cách giúp trẻ xử lý mâu thuẫn hiệu quả:

1. Đề ra trước các quy định

Người ta vẫn thường nói “Quốc có quốc pháp, Gia có gia quy”, bởi vậy lưu ý này được xem là khá quen thuộc nhưng chưa bao giờ thừa. Ba mẹ nên đề ra cho con những quy định rõ ràng xung quanh chuyện vui chơi của con, như: không được giành hay lấy đồ chơi của bạn khi chưa được sự đồng ý của bạn; tuân thủ quy định về thời gian, phạm vi vui chơi…, đặc biệt khi trẻ đến nhà bạn hay chơi ở nơi công cộng; trong khi vui chơi không được đánh nhau và khóc nhè…

Tùy mỗi hoàn cảnh, ba mẹ sẽ có những “gia quy” khác nhau dành cho các thiên thần “nhiều chuyện” của mình. Những quy định này sẽ giúp trẻ hạn chế mâu thuẫn.

2. Đưa ra luật chơi

Điều này đặc biệt cần thiết khi bé yêu của các mẹ cùng bạn bè tham gia các trò chơi mà bạn không thể theo dõi, quan sát chúng thường xuyên, từ đầu đến đuôi. Luật chơi vừa giúp trẻ hạn chế mâu thuẫn, vừa là căn cứ để trẻ vin vào đó xử lý những bất đồng nếu không may xảy ra, nhờ vậy trẻ sẽ không “làm loạn cả lên”.

16018-mau-thuan-2.jpg

Giúp trẻ đưa ra luật chơi để trẻ không "làm loạn" khi xảy ra mâu thuẫn

Đồng thời luật chơi cũng giúp trẻ tự giải quyết với nhau mà không cần đến sự can thiệp của người lớn, khi chưa cần. Kỹ năng này chắc chắn sẽ lớn dần theo thời gian và giúp trẻ từng bước trưởng thành, chín chắn, bình tĩnh hơn trước các mâu thuẫn.

3. Dừng lại và “đi méc”

Trong các cuộc vui chơi của trẻ, có thể có những cãi vã nhỏ nhưng cũng khó tránh những cuộc “đụng độ” lớn, thậm chí dẫn đến đánh nhau. Ba mẹ nên dạy dỗ, nhắc nhở con phải luôn nhớ trong đầu là khi có mâu thuẫn lớn xảy ra, bé phải biết dừng lại và “đi méc” người lớn để người lớn phân xử giúp. Có thể thời gian đầu bé nhà bạn chưa nhớ và thực hiện việc này ngay được, nhưng chỉ cần kiên trì nhắc nhở nhiều lần thì lâu ngày trẻ sẽ hình thành thói quen như ý muốn.

Về phần ba mẹ, khi can thiệp hòa giải mâu thuẫn cho con cần nhớ bình tĩnh, đưa ra những ý kiến và cách phân xử rõ ràng dựa trên những quy định hợp tình hợp lý, qua đó trẻ sẽ hiểu và học hỏi dần kỹ năng đó.

16019-mau-thuan-3.jpg

Khi mâu thuẫn xảy ra, hãy nhắc nhở bé bình tĩnh đi tìm người lớn nhờ giải quyết giúp

4. Trưởng thành dần trong các mối quan hệ

Dạy trẻ cách ứng xử chừng mực, tôn trọng bạn, không giành giật đồ chơi của bạn, tuân thủ những quy định bất thành văn như biết xếp hàng, chờ đến lượt mình chơi, xen kẽ sử dụng đồ chơi của nhau… Đặc biệt, ba mẹ nên dạy trẻ tạo dựng những mối quan hệ bạn bè thân thiết từ nhỏ, những người bạn thân của nhau thì có thể chia sẻ, nhường nhịn, thậm chí tha thứ nhau khi cần.

Không có gì là quá sớm để bạn hun đúc, tôi luyện cho con những đức tính, những suy nghĩ này, chúng sẽ in dấu trong tiềm thức của trẻ và đó là những thứ sẽ hỗ trợ trẻ giải quyết mâu thuẫn một cách chừng mực khi xảy ra “cuộc chiến” với những trẻ khác.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI