1. Tránh cho trẻ ăn các loại hải sản nhiễm thủy ngân nhiều
Một số loại cá biển có thể bị nhiễm thủy ngân, nếu mẹ không biết và cho trẻ ăn nhiều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và trí tuệ của trẻ sau này.
Đặc biệt là các loại cá to càng tích thủy ngân nhiều hơn. Theo đó, mẹ không nên cho trẻ ăn các loại cá lớn như cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm, cá thu loại lớn, cá ngừ lớn.
Các loại cá thu nhỏ vẫn có thể cho trẻ ăn bình thường.
2. Chỉ cho trẻ ăn hải sản tươi
Tìm được nguồn hải sản tươi cho trẻ ăn là tuyệt vời nhất. Hiện này, hầu hết các loại hải sản ở chợ qua nhiều khâu trung gian vận chuyển thường được tẩm ướp nhiều hóa chất để giữ độ tươi. Phổ biến là ướp ure gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.
Rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ, thậm chí người lớn bị ngộ độc vì ăn hải sản ươn hoặc bị tẩm hóa chất. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu nguồn hải sản tươi đánh bắt ngay dưới biển chuyển lên để đảm bảo sức khỏe của trẻ nhỏ.
3. Cho trẻ ăn đủ liều lượng theo từng độ tuổi
Ăn nhiều hải sản có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí một số loại gây dị ứng. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn đủ lượng theo từng độ tuổi để trẻ có thể hấp thu hết dinh dưỡng trong hải sản mà không lo bị dị ứng hay ngộ độc.
- Từ 7 - 12 tháng: ăn 20 - 30g thịt của cá, tôm đã bỏ xương, vỏ. Các mẹ có thể nấu cháo hoặc bột hải sản cho trẻ. Mỗi ngày chỉ nên ăn 1 bữa, tuần 3 - 4 bữa.
- Từ 1 - 3 tuổi mẹ cho trẻ ăn 30 - 40g thịt hải sản. Có thể nẫu mỗi ngày cho trẻ ăn với cháo, mỳ, bún, súp.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 1 - 2 bữa hải sản/ngày. Tuy nhiên chỉ nên cho trẻ ăn 50 - 60g thịt, 1 - 2 con tôm to (100g). Ăn nhiều quá có thể khiến trẻ khó tiêu.
Yeutre.vn (Tổng hợp)