Để bạn không khỏi đau đầu khi cân nhắc quá nhiều điều trong chuyện chăm sóc con, những việc nên làm và không nên làm dưới đây sẽ phần nào giúp bận ngộ ra một vài điều để rút kinh nghiệm cho chính mình:
1. Lấy lại một món đồ nguy hiểm trong tay bé
Nếu bé có lỡ cầm dao chơi, bạn không nên hoảng hốt giật lại ngay.
Không nên giật ngay món đồ bé đang cầm dù đó là gì. Mà nên:
- Thương lượng với bé để đổi lấy món món đồ chơi khác an toàn hơn.
- Giữ tay bé lại và trò chuyện với bé trong lúc người nhà đổi vật khác an toàn hơn nếu đó là trường hợp khẩn.
- Đánh lạc hướng bé với một đồ vật khác để bé quên đi món đồ đang cầm.
2. Nói chuyện với bé
Không nên đứng ở tầm cao hơn để trò chuyện cùng bé nhằm tránh những tai nạn bất ngờ. Chẳng hạn khi bé ngước lên nhìn bạn hoặc xoay người nhìn bạn không đúng cách có thể khiến các khớp xương bị trật.
Nên ngồi xuống hoặc thấp hơn hoặc ngang tầm trước khi trò chuyện hoặc đùa giỡn.
3. Khi bé đang chạy nhảy vui đùa hoặc đang dán mắt vào tivi
Nếu bạn muốn khuyên bảo điều gì, nên yêu cầu bé ngừng xem tivi.
Không nên cứ để mặc như vậy để khuyên dạy. Mà nên:
- Yêu cầu bé ngưng hoạt động
- Ngồi ngang tầm với bé
- Hướng bé nhìn thẳng vào mình và lắng nghe
4. Mối quan hệ của bé và bạn bè hoặc hàng xóm
Với những mối quan hệ giữa bé và hàng xóm, dù bé ngoan hay không ngoan, giỏi hay không giỏi thì bạn cũng không nên:
- So sánh bé với tất cả những bạn bè cùng trang lứa trên trường lớp hoặc với những đứa trẻ cùng xóm.
- So sánh bé với chính bản thân của bé vào năm trước, tháng trước, tuần trước…vì mỗi thời điểm trẻ sẽ có những mốc phát triển tâm sinh lý khác nhau.
- Đưa ra bất cứ lời khuyên nào trong những khoảng thời gian chờ đợi như mua vé, giải lao…
Mà nên cho bé cơ hội để nhìn nhận lại tất cả sự việc và tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn hoặc sửa chữa sai lầm đã mắc phải.
5. Khi bé đang khóc lóc hờn dỗi hoặc giận dữ mất kiểm soát
Khi trẻ đang khóc hãy hỏa thuận với bé rằng khi nào bé ngưng khóc bạn sẽ đến bên và hỏi chuyện.
Không nên cứ cố gắng khuyên bảo trong tình trạng hiện tại. Mà nên:
- Để mặc bé khóc và giận dỗi đồng thời thỏa thuận với bé rằng khi nào bé ngưng khóc bạn sẽ đến bên và hỏi chuyện.
- Khi bé đã ngưng khóc và bắt đầu mở miệng nói một vài điều, bạn hãy bắt đầu khuyên dạy.
6. Dạy trẻ về những mối nguy
Không nên ép trẻ phải hiểu về những hậu quả của các việc làm mang tính nguy hiểm vì trẻ chưa đủ nhận thức để hiểu về chúng. Mà nên:
- Để trẻ được tự do bước vào cuộc sống và trải nghiệm chúng. Chẳng hạn: để trẻ tự do chơi đùa với đất cát.
- Tiên lượng trước những nguy hiểm con có thể gặp phải để tạo nên lưới bảo vệ an toàn cho bé. Chẳng hạn: Tạo những bức “rào chắn” tại các khu vực nguy hiểm như nhà tắm, bếp, cầu thang, ổ điện; Để xa những đồ vật có khả năng gây thương tích khỏi tầm với của trẻ; Không để trẻ chơi ở những khu vực có nhiều góc nhọn và cạnh sắc.
7. Khi trẻ té ngã (cú ngã nặng)
Khi trẻ té đau, bạn không nên hốt hoảng la lớn khiến trẻ càng thêm sợ hãi.
Không nên hoảng hốt hét lớn để khiến trẻ càng thêm sợ hãi. Mà nên:
- Nhanh chân chạy đến và đỡ bé lên
- Kiểm tra điểm va đập để xem có vết thương nào không
- Dùng đá chườm để trẻ giảm đau tại chỗ. Nếu nặng có thể đưa đến bác sĩ.
- Trong trường hợp không có chấn thương nghiêm trọng, nên bế bé ra khỏi khu vực đã ngã và vỗ về bé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)