14 chuyện trong phòng sinh mẹ bầu nào cũng trải qua

Có khá nhiều chuyện "thú vị" mà mẹ bầu nào cũng trải qua trong phòng sinh. Với hầu hết các mẹ bầu lần đầu tiên đi sinh thì đây sẽ là những chuyện kỳ cục khó có thể tưởng tượng được dù trước đó đã từng nghe kể rất nhiều.

banner ads

Dưới đây là những chuyện mà các mẹ sẽ phải “đối mặt” khi bước vào cánh cửa phòng sinh của bệnh viện phụ sản.

1. Đồng phục “mẹ bầu”

Mẹ bầu nào nhập viện cũng sẽ đối mặt với những chuyện bất ngờ.

Mẹ không cần phải chuẩn bị quá nhiều trang phục cho ngày sinh. Lời khuyên là hãy chuẩn bị một bộ đồ đẹp để dành cho ngày xuất viện là được. Vì khi bước vào phòng chờ sinh, mẹ bầu thường không được mang theo đồ đạc gì và được phát cho một chiếc áo dài và rộng, còn lại quần áo dang mặc, kể cả giày dép cũng được gởi trả cho người nhà giữ hộ.Bên cạnh đó, bệnh viện cũng sẽ lo cho mẹ bầu khăn giấy, bỉm và đồ lót mặc 1 lần. Hãy yên tâm sử dụng chúng nhé.

banner ads

2. Làm sạch "vùng kín"

Những mẹ bầu có "kinh nghiệm" do được người khác truyền lại sẽ chủ động làm sạch lông ở vùng kín trước khi sinh, nhưng nếu mẹ chưa biết điều này thì các y tá sẽ giúp mẹ làm làm sạch vùng kín một cách chuyên nghiệp. Điều này là cần thiết để bác sĩ không bị cản trở tầm nhìn khi đỡ đẻ và không làm vướng trong quá trình thăm khám cần thiết cho mẹ.

3. Thử máu

Việc thử máu sẽ xảy ra nếu bạn chưa thử máu trước khi sinh một tháng. Xét nghiệm máu nhằm giúp bác sĩ nắm được cụ thể tình hình sức khỏe sau cùng của mẹ và bé để đảm bảo an toàn cho cả hai, phòng các bất trắc có thể xảy ra.

4. Tháo thụt

Trước khi chính thức nhận giường nằm chờ sinh, y tá sẽ giúp mẹ bầu bơm thuốc tháo thụt ruột để đẩy phân ra ngoài. Điều này nhằm giúp mẹ bầu không bị khó chịu khi sinh hoặc không mắc "đi nặng" lúc chuyển dạ.

5. Khám âm đạo

Khám âm đạo là một thao tác cần thiết để bác sĩ biết được độ giãn nở tử cung và dự đoán được thời gian lâm bồn của mẹ bầu. Cách khám là bác sĩ sẽ đưa ngón tay đeo găng vào cửa mình để xác định độ giãn nở của tử cung. Lúc này, có thể mẹ bầu sẽ gồng mình vì cảm thấy không quen và xấu hổ, đặc biệt khi gặp bác sĩ nam. Nhưng nếu mẹ không thả lỏng chỉ khiến cho việc thăm khám gặp khó khăn hơn thôi.

Mỗi lần sinh con có thể bị khám khá nhiều lần, nên các mẹ hãy chuẩn bị tinh thần để đối mặt với chuyện này nhé. Có sao đâu, chỉ là việccần thiết thôi mà.

6. Đo cử động thai

Đo cử động thai sẽ được các nữ hộ sinh tiến hành bằng cách gắn các dây nhợ và dụng cụ chuyên môn quanh bụng khoảng 45 phút. Trong lúc đó mẹ bầu cần nằm im và chịu đựng cơn đau đẻ kéo đến. Việc này chỉ cần đo 1, 2 lần nhưng bác sĩ sẽ thường lui tới để đo tim thai, cử động thai… bằng ống nghe hay bằng tay… Nếu bạn thấy đau nhiều, hãy nói điều này với bác sĩ để được thăm khám cẩn thận và quyết định sinh kịp lúc nhé.

7. Vào phòng sinh

Khi tử cung đã mở đủ rộng, chừng 4-6 phân thì bạn sẽ được chuyển hẳn vào phòng sinh. Một số nơi sẽ cho một người thân được vào cùng bạn. Nhưng một số nơi thì bạn sẽ trải qua chuyện này cùng với bác sĩ.

Vượt cạn đau đớn thường khiến mẹ bầu không thể để ý được gì khác.

Nếu bạn sinh mổ thường thời gian vào phòng mổ sẽ tiến hành ngay sau khi tháo thụt, xét nghiệm. Nhưng nếu sinh thường thì phải đợi tử cung mở đủ rộng.

Các y bác sĩ sẽ luôn bên cạnh để hỗ trợ cũng như hướng dẫn cho bạn trong suốt quá trình sinh. Sau khi sinh, bạn sẽ được uống một cốc sữa nóng để lấy lại sức và chuyển sang phòng hậu phẫu.

8. Bấm ối

Bấm ối là thao tác được tiến hành trong phòng sinh nhằm giúp cho quá trình chuyển dạ xảy ra nhanh hơn. Đây chỉ là cách làm cho nước ối chảy ra trong quá trình sinh con và giúp cho bé ngoài dễ dàng hơn nếu mẹ bầu không tự vỡ ối.

9. Ai cũng... "tồng ngồng"

Điều này cũng xảy ra trong phòng sinh. Nếu bạn nghĩ sẽ giống trong các bộ phim khi mẹ bầu đi đẻ mỗi người 1 phòng và quần áo chỉn chu thì bạn đã lầm đấy.

Có thể mẹ bầu sẽ phải nằm không mảnh vải che phần dưới trên bàn đẻ hay áo váy xộc xệch. Lúc này, quả thực chẳng còn ai quan tâm đến mẹ trông thế nào nữa ngoại trừ quá trình sinh nở diễn ra như thế nào và những cơn đau khủng khiếp ra sao.

10. Chửi bậy

Ai chửi? Dĩ nhiên không phải là y bác sĩ rồi. Mà đó chính là các sản phụ đấy. Cơn đau khiến các sản phụ có thể chửi đủ mọi người từ bác sĩ, y tá cho đến chồng hay người thân. Đây là phản ứng bình thường và mẹ bầu không cần choáng nhé. Đó là phản ứng của cơ thể chống lại các cơn đau cũng như sự thay đổi hormone gây ra.

Để chống lại hành vi thái quá này, mẹ bầu hãy chuẩn bị tinh thần thật kỹ càng. Nghiên cứu cho thấy các mẹ bầu bình tĩnh hơn trong quá trình sinh con thường ít chửi bậy hơn.

11. Về phòng hậu phẫu

Cuối cùng, bạn cũng đã vượt cạn thành công và giờ bạn sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu để chờ đợi cuộc gặp mặt đầu tiên với nhóc con của mình. Bạn sẽ nằm tại phòng này khoảng 4-6 giờ. Lúc này mẹ đã có thể thoải mái nghỉ ngơi, nếu cảm thấy khỏe thì hãy ngồi dậy cho con bú nhé.

12. "Vỡ òa" khi nhìn thấy con lần đầu

Lần đầu tiên gặp con có thể không cảm xúc nhiều như mẹ vẫn tưởng hay thấy trên các phim truyền hình. Môt số mẹ có thể còn cảm thấy không gắn bó hay yêu trẻ. Chuyện đó là bình thường vì cơ thể mẹ lúc này đã quá tải bởi vừa trải qua cuộc sinh nở đầy đau đớn. Nhưng đó chỉ là một số ít, đa phần các bà mẹ khi thấy con đều rưng rưng nước mắt vì quá hạnh phúc.

13. Về phòng riêng

Khi sức khỏe ổn định mẹ bầu sẽ được chuyển sang phòng riêng. Và người thân, bạn bè lúc này sẽ thoải mái đến thăm mẹ. Nhưng dù sao mẹ cũng nên hạn chế nói chuyện nhiều để tránh mệt mỏi nhé. Nếu thấy cần thiết, bạn có thể nghỉ ngơi mà không cần cho mọi người biết phòng sinh của bạn ở đâu.

Mẹ tròn con vuông là kết thúc "hành trình phòng sinh" đầy ám ảnh của mẹ.

14. Thề không sinh con lần 2

Đây là một chuyện cực kỳ thú vị của các chị em. Hơn 80% mẹ bầu sau khi sinh nở đều thề không sinh con lần nữa khi vừa bước ra khỏi phòng sinh. Nhưng 20% số mẹ bầu hứa hẹn vẫn tiếp tục sinh con lần nữa, thậm chí là hơn một lần.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI