Việc nhận biết và phòng tránh thiếu canxi sớm cho trẻ sẽ là rất cần thiết giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
1. Thóp mềm của bé lâu liền
Thông thường thóp mềm của bé sẽ liền lại trong vòng 1 năm. Nhưng với những trẻ thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến việc liền thóp. Nếu sau 12-18 tháng thóp bé chưa liền và xuất hiện các triệu chứng đi kèm như thóp lõm hẳn xuống, hình thành hộp sọ hình vuông, người mệt mỏi nghĩa là bé đang bị thiếu canxi.
Thóp mềm của bé lâu liền nếu thiếu canxi
Ngoài ra, một số trẻ 18 tháng tuổi nhưng chưa thể chập chững biết đi hoặc gặp khó khăn khi đứng, bé chậm biết lẫy, bò, đứng cũng là những triệu chứng cho thấy trẻ đang thiếu hụt canxi.
Trẻ dưới 1 tuổi thiếu hụt canxi thường đi kèm với các triệu chứng như: cơ bắp lỏng lẻo, yếu ớt, chân cong, chậm biết đi, bò, lẫy, đứng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà mẹ có thể bổ sung lượng canxi phù hợp cho trẻ. Tốt nhất vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
2. Trẻ có dấu hiệu bị co giật
Một trong những biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở những trẻ bị thiếu hụt canxi đó là ở một số bé xuất hiện các cơn co giật toàn thân, tay chân hoặc bỗng dưng người co cứng lại. Với trường hợp này, mẹ nên cho bé đi bệnh viện để các bác sĩ can thiệp sớm.
3. Trẻ luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt
Trẻ luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi bị thiếu canxi
Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến phát triển răng và xương ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của bé. Những đứa trẻ bị thiếu hụt canxi thường dễ bị trầm cảm dẫn đến chậm phát triển về tâm lý. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi cũng thường cảm thấy khó chịu trong người, bứt rứt, bồn chồn lo lắng và thường xuyên quấy khóc không rõ nguyên do.
4. Trẻ khó ngủ và ngủ không sâu giấc
Nếu trẻ thường xuyên giật mình thức dậy và quấy khóc vào ban đêm cũng là một trong những dấu hiệu cho biết bé đang bị thiếu canxi, mẹ nên bổ sung canxi ngay cho bé. Với những trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể cho bé uống thêm sữa bò, các chế phẩm từ sữa bò và một số thực phẩm giàu canxi khác. Nếu thiếu canxi trầm trọng nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn thêm.
5. Trẻ ra nhiều mồ hôi
Nếu bé thường xuyên bị đổ mồ hôi ở đầu, lưng, ngưc sau khi ngủ dậy hoặc cả khi nằm máy điều hòa điều này chứng tỏ trẻ đang bị thiếu hụt canxi.
6. Trẻ bị rụng tóc hình vành khăn
Trẻ bị rụng tóc phía sau gáy hình vành khăn cũng là dấu hiệu của thiếu hụt canxi ở trẻ. Mẹ nên chú ý bổ sung canxi hợp lý cho bé.
7. Trẻ chậm mọc răng
Thiếu canxi cũng khiến trẻ chậm mọc răng
Canxi là một trong những khoáng chất quan trọng cho việc hình thành xương và răng chắc khỏe ở trẻ. Việc thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc răng khiến trẻ mọc răng chậm, răng bị lệch hoặc bị so le.
8. Gây rối loạn tâm lý, chậm phát triển
Những bé bị thiếu canxi trầm trọng dễ bị rối loạn tâm lý, chậm phát triển khó hòa nhập, ít quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Trẻ thiếu canxi thường phản xạ chậm hơn những đứa bé bình thường khác.
9. Trẻ biếng ăn, chán ăn
Thiếu canxi ảnh hưởng đến việc hấp thu của cơ thể nên trẻ sẽ có dấu hiệu biếng ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của bé.
10. Trẻ thường xuyên bị nhức mỏi, đau chân
Trẻ thường xuyên bị nhức mỏi, đau chân cũng là một dấu hiệu cho thấy thiếu canxi
Canxi giúp xương chắc khỏe, việc thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng đến xương của bé. Khi xương không chắc khỏe sẽ gây cản trở cho việc nâng đỡ dẫn đến triệu chứng nhức xương, đặc biệt vùng chân và tay khi mang vác một vật gì đó nặng. Ngoài ra, trẻ thiếu canxi cũng dễ bị chuột rút triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ 18 tháng tuổi trở lên.
11. Trẻ hay nấc cụt và ọc sữa
Với những trẻ bị thiếu canxi thường gặp khó khăn lúc thở khi có những cơn co thắt thanh quản gây nấc cụt, ọc sữa. Nặng hơn trẻ có thể bị gặp khó khăn khi thở, ngưng thở, tim đập nhanh dẫn đến suy tim.
12. Còi xương và suy dinh dưỡng
Biếng ăn cũng do thiếu canxi gây ra
Trẻ thiếu canxi lâu ngày dẫn đến biếng ăn, ăn không ngon miệng kéo dài sẽ bị sụt cân, nếu không điều trị sớm dễ bị còi xương và suy dinh dưỡng nặng.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: