I. NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC BÉ TRAI
1. Hẹp da quy đầu
- Hẹp da quy đầu sinh lý: Thông thường, khi mới sinh, đa số bé trai sẽ bị hẹp da quy đầu. Đây gọi là hiện tượng sinh lý bình thường, không có gì đáng ngại. Khi lớn lên, lớp da này sẽ tự rộng ra và không bó hẹp nữa.
Mẹ cần theo dõi những bất thường ở bộ phận sinh dục trẻ và đưa đi khám kịp thời. Ảnh minh họa
- Hẹp da quy đầu bệnh lý: Ở một số bé trai, khi lớn lên, da bao quy đầu vẫn chật và không giãn rộng ra được mẹ buộc phải cho trẻ đi cắt bao quy đầu sớm. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết về bệnh của trẻ như: trẻ khó đi tiểu, nước tiểu làm phồng bao quy đầu, sưng tấy, tiểu đau rát, có mủ...
2. Bìu to bất thường
Rất nhiều mẹ lo lắng khi thấy bộ phận sinh dục của con to bất thường so với những trẻ khác. Tuy nhiên, nếu mẹ không thấy bác sĩ phụ sản thông báo gì về việc to bất thường này thì mẹ không cần lo lắng nhé.
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ mới sinh và sẽ tự mất đi khi trẻ được vài tuần tuổi. Trong trường hợp, nếu mẹ thấy bìu con to bất thường, con khó khăn khi đi tiểu, quấy khóc và không giảm sau vài tuần sinh thì mẹ cần cho con đi khám ngay để chữa trị kịp thời.
3. Tinh hoàn xoắn
Dấu hiệu nhận biết con bị xoắn tinh hoàn như: Con thường quấy khóc, bìu sưng to, đỏ, rát, đau ở một bên tinh hoàn, đi tiểu buốt, gắt... Nếu mẹ thấy con có biểu hiện như trên cần đưa con đi khám ngay vì con có thể đã bị xoắn tinh hoàn.
Trong trường hợp này, nếu cấp cứu kịp thời, bác sĩ sẽ mổ gấp để tháo xoắn, cứu được cả 2 tinh hoàn. Nếu quá trễ có thể khiến con mất một bên tinh hoàn hoặc cả 2 bên.
4. Tinh hoàn lệch vị trí
Theo các bác sĩ, tinh hoàn lệch vị trí thường xảy ra với trẻ dưới 6 tuổi và mẹ không cần quá lo lắng. Bởi sau một thời gian, tinh hoàn bị “lạc” sẽ tự lọt xuống bộ phận sinh dục và về đúng vị trí.
Ngoài ra, mẹ có thể giúp tinh hoàn của con nhanh về vị trí bằng cách: cho bé nằm lên giường, sau đó dùng tay ấn nhẹ ngang phần háng để tinh hoàn tụt xuống. Cách làm này có thể đạt hiệu quả nếu đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ.
Trong trường hợp, mẹ đã thực hiện cách trên và theo dõi trên 6 tuổi, tinh hoàn trẻ vẫn không về vị trí thì cần cho trẻ đi làm phẫu thuật.
5. Viêm đường tiết niệu
Bé trai cũng có nguy cơ viêm đường tiết niệu
Bé trai cũng có nguy cơ viêm đường tiết niệu như bé gái, dù bộ phận sinh dục bé trai có cấu tạo đơn giản hơn. Triệu chứng của bệnh này là: trẻ bị đau bụng quằn quại, sốt, quấy khóc, bỏ ăn... Mẹ cần cho con đi khám để chụp X-quang phòng trường hợp con bị dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh.
Nếu bé được bác sĩ kết luận viêm đường tiết niệu, mẹ cần phải chăm sóc con cẩn thận, lâu dài vì nếu không cẩn thận có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng gây hoại tử ống thận, xơ teo thận, trào ngược bàng quang, bể thận mãn...
6. Lỗ tiểu thấp
Đây cũng là bất thường bộ phận sinh dục bé trai mà mẹ không thể bỏ qua. Mẹ cần theo dõi xem lỗ tiểu của con có thẳng theo dương vật hay nằm dưới dương vật. Nếu nằm dưới nghĩa là bị bất thường và cần đưa con đi làm phẫu thuật càng sớm càng tốt để đưa lỗ tiểu về vị trí bình thường.
II. NHỮNG BẤT THƯỜNG Ở BỘ PHẬN SINH DỤC BÉ GÁI
1. Dính môi bộ phận sinh dục
Bộ phận sinh dục của phụ nữ gồm hai môi bé và hai môi lớn, nằm phía trước âm đạo. Nếu môi bình thường thì chúng sẽ tách nhau ra, thuận lợi cho bé gái đi tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị dính môi mẹ cần lưu ý:
- Trẻ dính môi nhưng vẫn hở một khe nhỏ để đi tiểu: Với bệnh lý này, bé vẫn đi tiểu được bình thường và ít có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Mẹ sẽ phát hiện ra điều này khi vệ sinh cho bé. Một số khác có thể bị nhiễm trùng vùng tiểu do cấu tạo “vùng tam giác” của bé gái phức tạp + dính môi, bé sẽ quấy khóc, đau rát khi đi tiểu, đau bụng... mẹ cần đưa trẻ đi khám và phẫu thuật gấp.
- Trẻ dính môi hoàn toàn, không có khe hở: Mẹ sẽ dễ dàng nhận ra bệnh lý này của trẻ vì trẻ không thể đi tiểu được, bàng quang căng tức, khó chịu, đau buốt, quấy khóc và có thể sốt. Mẹ cần kiểm tra và đưa đi phẫu thuật ngay lập tức vì đây là tình trạng dính môi nặng.
Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý, không tự ý dùng tay tách môi bộ phận sinh dục của trẻ và bôi các loại kem vì có thể dẫn tới viêm nhiễm âm hộ ở trẻ.
2. Viêm đường tiết niệu
So với bé trai, bé gái có tỉ lệ viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo cao hơn do cấu tạo vùng kín phức tạp hơn nhiều. Ở bé gái, lỗ âm đạo, lỗ tiểu gần ngay hậu môn nên rất dễ bị nhiễm nấm từ hậu môn, chưa kể, vệ sinh cũng khó khăn hơn so với bé trai.
Viêm đường tiết niệu ở bé gái cao hơn bé trai do cấu tạo phức tạp
Nếu mẹ thấy con hay gãi ngứa vùng âm đạo, đi tiểu khó, đau rát, buốt thì con có thể đã bị viêm đường tiết niệu. Mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để để tránh những biến chứng về sau như viêm buồng trứng, tắc vòi trứng, viêm tử cung, vô sinh...
3. Dị tật âm đạo
- Không có âm đạo: Thông thường, trường hợp này sẽ được làm phẫu thuật sau khi sinh. Bác sĩ phụ sản sẽ phát hiện ra dị tật này khi đón bé từ tử cung của mẹ.
- Âm đạo bị teo: Bé gái có thể vẫn có các bộ phận khác như tử cung, buồng trứng phát triển bình thường nhưng âm đạo lại bị teo. Mẹ sẽ khó phát hiện ra dị tật này vì bé gái vẫn đi tiểu bình thường. Thông thường, mẹ sẽ phát hiện khi vô tình đưa bé đi khám phụ khoa định kỳ.
4. Dị tật phần phụ bên trong
Đó là tử cung, buồng trứng, vòi trứng. Các dị tật có thể xảy ra với bé gái như bé không có tử cung, tử cung đôi, tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung nhi tính (kém phát triển); không có buồng trứng, có một buồng trứng, vị trí buồng trứng bất thường; vòi trứng bị hẹp, thừa vòi trứng, thừa loa vòi trứng... Với những dị tật này, mẹ chỉ có thể biết khi đưa trẻ đi khám phụ khoa thôi nhé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)
Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm: