Cho con ngủ cùng giường với ba mẹ, chuyên gia nói gì?

Chuyện cho con ngủ chung giường, đặc biệt là trẻ sơ sinh đã gây nhiều tranh cãi trong các bậc cha mẹ. Vậy sau cùng, chuyện cho con ngủ chung giường là nên hay không nên?

banner ads

48586-cho-con-ngu-chung-giuong-1.jpg

Cho con ngủ chung vẫn luôn là đề tài bàn tán sôi nổi nhất của các bậc cha mẹ

Những lời cảnh báo về việc cho con ngủ chung giường chủ yếu nhằm giảm thiểu nguy cơ đột tử sơ sinh (SIDS). Nhưng nhiều bà mẹ vẫn quyết định cho con ngủ chung dù lời cảnh báo từ các chuyên gia y tế hoàn toàn nghiêm túc. Chính vì vậy việc cho con ngủ chung vẫn luôn là đề tài bàn tán sôi nổi nhất của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên một nghiên cứu gần đây cho thấy các bậc cha mẹ đang nói dối về sự lựa chọn của mình.

Sự thật về việc cho con ngủ chung giường

Sarah Rockwell Smith, một chuyên gia về việc nuôi dạy con và là tác giả của cuốn sách Why Your Baby's Sleep Matters là một trong những người quan tâm nhiều nhất về vấn đề này. Trái ngược với những gì các chuyên gia và tổ chức y tế vẫn khuyến cáo, Smith tin rằng điều quan trọng hơn hết là phải giáo dục các bậc cha mẹ về những cách an toàn nhất khi cho con ngủ chung giường hơn là cấm đoán hoàn toàn. Bà đã đưa câu hỏi lớn này vào nghiên cứu của mình và kết quả cho thấy cô không phải là người duy nhất thách thức niềm tin phổ biến về mối nguy hiểm của việc cho trẻ ngủ chung giường.

Nghiên cứu này đã thực hiện trên 600 bà mẹ. Kết quả cho thấy 46% bà mẹ không quan sát con mình khi cho trẻ ngủ cùng nhưng họ lại không thừa nhận điều này với các bác sĩ. Theo Smith, nguyên nhân có thể là do họ sợ những lời trách mắng của các chuyên gia y tế.

Thông qua kết quả nghiên cứu này, Smith cho rằng các chuyên gia y tế đang hiểu sai hoàn toàn bản chất của vấn đề và việc ngăn không cho mẹ ngủ với con càng khiến các bé gặp nhiều rủi ro hơn. Theo bà, việc hướng dẫn cho bố mẹ cho con ngủ chung đúng cách sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn.

Ý nghĩa của việc cho trẻ ngủ chung giường

48587-cho-con-ngu-chung-giuong-2.jpg

Chỉ người mẹ mới đủ bản năng cảnh giác trước những nguy hiểm sẽ đến với con mình

Tách một đứa trẻ sơ sinh khỏi mẹ nghĩa là khiến bé phải rời xa hơi ấm và nhịp tim của mẹ, những điều có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của trẻ.

Bản thân phương pháp tiếp xúc da kề da sau sinh cũng đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe sinh lý và tâm thần của trẻ sơ sinh.

Thực tế cũng chứng minh những bố mẹ cho con ngủ chung giường đến năm 3 hoặc 4 tuổi dễ dàng kết nối và hiểu con nhiều hơn so với những bố mẹ khác.

Tuy nhiên, những chuyên gia đồng ý với việc cho con ngủ chung giường cũng đồng ý các bé nên được ngủ chung giường với mẹ, không phải nằm giữa bố mẹ. Chỉ người mẹ mới đủ bản năng cảnh giác trước những nguy hiểm sẽ đến với con mình, cảm nhận được lúc nào con cần bú, không cần bú và luôn tỉnh giấc khi con cần.

Tóm lại, cho con ngủ chung giường vẫn luôn là một vấn đề phức tạp và chưa có sự thống nhất giữa các chuyên gia và giữa các phụ huynh. Vì thế, nếu bạn đang nghi ngờ thói quen ngủ của mình không thích hợp để cho trẻ ngủ cùng, hãy suy nghĩ về việc cho con ngủ chung giường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI