Ý nghĩa mâm ngũ quả theo 3 miền Bắc - Trung - Nam

Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, vào ngày Tết, mỗi gia đình đều bày một mâm ngũ quả để dâng lên thắp hương tổ tiên. Mỗi vùng miền, mâm ngũ quả lại có những ý nghĩa khác nhau.

banner ads

1. Ý nghĩa chung của mâm ngũ quả

– Mâm ngũ quả thường bày vào dịp lễ trên bàn thờ ông bà tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng về nguồn cội, tổ tiên của con cháu, đúng với câu thành ngữ ” uống nước nhớ nguồn”.

– Mâm ngũ quả thường có năm loại quả, mỗi loại sẽ tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi, màu sắc và cách bày trí.

– Năm loại quả cũng tượng trưng cho năm ước muốn của người Việt đạt được ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh.

– 5 màu sắc cũng thể hiện ý nghĩa nguồn của cải 5 phương đưa về kính lên tổ tiên. 5 màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

– Ngoài ra, ngũ quả còn được xem như biểu tượng cho thành quả sau một năm lao động miệt mài của những người nông dân. Những sản vật kết tinh từ mồ hôi, công sức của những người dân lao động chắt chiu qua những vụ mùa. Để đến khi xuân sang nắng ấm, lựa dịp tốt lành mà thành kính dâng lên ông bà tổ tiên.

11863-c1.jpg

Mâm ngũ quả chung

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.

Cùng điểm qua mâm ngũ quả ngày Tết ở 3 miền đất nước nhé!

2. Mâm ngũ quả ở miền Bắc

– Miền Bắc thường bày 5 loại quả có 5 màu khác nhau như: chuối/táo màu xanh; bưởi (hoặc phật thủ), cam, quýt màu vàng; hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ; roi, mận, đào hoặc lê màu trắng; hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen.

11864-c2.jpg

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

– Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.

3. Mâm ngũ quả ở miền Trung

– Miền Trung đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.

11865-c3.jpg

Mâm ngũ quả miền Trung

– Người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!

4. Mâm ngũ quả ở miền Nam

– Người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết”…

11866-c4.jpg

Mâm ngũ quả miền Nam

– Ở miền Nam bạn sẽ thường thấy các loại trái cây như: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, dừa, thơm,… đọc lai lái giống như “cầu vừa đủ xài” hay “cầu vừa đủ sung”. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.

Theo 24h

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI