Dưới đây là những điều mẹ bầu có thể chưa biết về cách tính ngày đáng trông đợi nhất trong thai kỳ này nhé.
Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân khiến ngày dự sinh sai
Nếu mẹ bầu có kinh nguyệt không đều thì việc xác định ngày sinh sẽ khó khăn và thường cho kết quả sai lệch.
Một số cách để xác định ngày dự sinh như dựa vào nhịp tim thai nhi, siêu âm… nhưng chúng cũng không thể hoàn toàn chính xác. Đặc biệt khi thai nhi phát triển thì khả năng dự đoán ngày dự sinh sẽ càng khó khăn hơn vì tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau.
Các bác sĩ cũng thường dựa vào các yếu tố khác để tính ngày dự sinh như chiều dài tử cung, cân nặng của thai nhi, các chỉ số chiều dài…
Tính ngày dự sinh dựa vào chiều cao tử cung khác giá trị trung bình
Chiều cao tử cung được tính từ xương mu đến đầu của tử cung và so sánh với giá trị chiều cao trung bình của tử cung để dự đoán ngày dự sinh. Tuy nhiên, thao tác đo chiều cao này có thể không chuẩn và dẫn đến kết quả không chính xác. Và thường kết quả xác định ngày dự sinh theo cách này khác với các cách tính khác.
Mức độ AFP (alpha-fetoprotein – protein do thai nhi sản sinh) bất thường
Một cách để xác định ngày dự sinh là dựa vào mức độ AFP, lượng chất này do thai nhi sản sinh ra, mức này càng cao nghĩa là thai nhi càng gần đến ngày sinh. Thường chỉ số này được khuyên nên xác định vào tuần 14-22 thai kỳ. Tuy vậy, chỉ số này cũng không chính xác tuyệt đối, nên việc tính ngày dự sinh bằng chỉ số AFP cũng có thể sai.
Lưu ý
Dù tính bằng cách nào thì nguy cơ mẹ sinh lệch ngày dự sinh cũng rất cao. Chính vì vậy nếu mẹ có các dấu hiệu chuyển dạ trước ngày dự sinh hoặc qua ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ không phải là dấu hiệu đáng lo.
Tuy nhiên nếu thời gian chuyển dạ sớm hoặc muộn cách ngày dự sinh quá xa thì đây là biểu hiện nghiêm trọng mẹ bầu cần nhanh chóng đến bác sĩ để được can thiệp, bảo đảm an toàn cho mẹ và bé.
Thường thì ngày sinh thực có thể chệch so với ngày dự sinh +/- 10 ngày. Nếu vượt qua khỏi giới hạn an toàn này thì mẹ mới nên lo lắng nhé.
Yeutre.vn (Tổng hợp)