Vết tiêm phòng bị mưng mủ có cần đưa con đi khám?

Chích ngừa là cần thiết để mẹ chăm sóc sức khỏe cho con. Nhưng trong một số trường hợp vết tiêm phòng bị mưng mủ khiến nhiều mẹ lo lắng và cuống cuồng đưa con đi nhập viện.

banner ads

Thực ra đây là một trong những triệu chứng bé có thể gặp phải sau tiêm phòng, mẹ không cần phải lo lắng nếu không có thêm các dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe mẹ nhé.

Tại sao vết tiêm phòng bị mưng mủ?

2
Vết tiêm phòng lao có thể gây mưng mủ cho bé

Trong một số tiêm phòng như tiêm phòng lao, vết tiêm ngừa có thể bị mưng mủ. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang đáp ứng với thuốc.

Vết mưng mủ này sẽ tự khỏi mà mẹ không cần phải bôi thuốc hay can thiệp gì.

Khi vết mưng vỡ mủ thì mẹ dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương và giúp vết thương được mau lành.

Thường chỗ chích ngừa bị mưng mủ sẽ lành lặn thành sẹo sau khi tiêm khoảng 5 tuần. Trong một số trường hợp khác thời gian này có thể kéo dài đến vài tháng. Tuy nhiên triệu chứng này không đi kèm thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mẹ nhé.

Lúc này mẹ cần tránh đắp các loại cao, thuốc bất kỳ vào vết tiêm của bé để tránh gây ra nhiễm trùng mẹ nhé.

Nhiều mẹ lo lắng cho rằng mưng mủ sau khi tiêm phòng là do chất lượng vắc xin không tốt hay đây là dấu hiệu cho thấy bé dị ứng với loại vắc xin này. Điều này là không chính xác.

Những trường hợp mẹ cần lo lắng khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin

Nếu bé chỉ bị mưng mủ ở vết tiêm thì mẹ không cần lo lắng, nhưng nếu cùng với điều này ở bé còn xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, bỏ bú, quấy khóc nhiều thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để thăm khám.

3
Các mũi tiêm phòng là cần thiết để chăm sóc sức khỏe cho bé

Điều này có thể là do cơ thể bé phản ứng khác thường với vắc xin và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ thì mẹ có thể chườm mát cho trẻ để hạ sốt, cho bé uống nước nhiều hoặc bú nhiều hơn và mặc đồ thoáng mát cho bé. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao hay sốt kéo dài hơn 2 ngày thì mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám.

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa là an toàn cho bé

Sốt: Sốt nhẹ và hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày.

Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau: Phản ứng này sẽ tự khỏi, mẹ có thể chườm lạnh lên vết sưng để giảm cảm giác khó chịu cho bé.

4
Bé có thể phản ứng một chút với thuốc nhưng vẫn an toàn mẹ nhé

Dị ứng: Biểu hiện dị ứng là nổi mề đay hay ngứa toàn thân và có xu hướng tự khỏi sau vài ngày. Nếu trẻ quá khó chịu thì có thể dùng thuốc chống dị ứng để điều trị.

Ngoài ra có một số phản ứng không an toàn khi trẻ tiêm vắc xin như: tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...  lúc này bé cần được nhập viện để bác sĩ điều trị tích cực để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI