Tuyệt chiêu giúp trẻ ăn ngoan ăn khỏe khi vừa ốm dậy

Biếng ăn sau bệnh là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ khiến không ít mẹ lo lắng, làm thế nào để trẻ ăn ngoan trở lại. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc mẹ tìm hiểu nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ và cách khắc phục thế nào mới hiệu quả.

banner ads

1. Vì sao trẻ thường biếng ăn sau bệnh?

50966-treaccamvoidoan.jpg

Trẻ biếng ăn sau bệnh

Theo các bác sĩ, biếng ăn sau bệnh là tình trạng phổ biến ở trẻ và là dạng biếng ăn tâm lý, tuy nhiên, tình trạng biếng ăn này phát triển nhanh chóng và có thể khó khắc phục nếu cha mẹ không xử lý kịp thời.

Trong đó, nguyên nhân dẫn tới trẻ biếng ăn sau bệnh chủ yếu do:

banner ads

- Tâm lý cha mẹ: Hầu hết sau khi bị bệnh, trẻ đều ăn ít hơn so với lúc khỏe mạnh. Chính điều này gây sức ép lên tâm lý của các bà mẹ và họ cũng nhận thêm sức ép từ gia đình, dẫn tới việc ép trẻ ăn để đạt được số lượng thức ăn như mong muốn của cha mẹ.

- Bồi bổ cho trẻ quá nhiều: Nguyên nhân này xuất phát từ lo lắng của cha mẹ khi lo sợ trẻ thiếu chất sau bệnh và cần bồi bổ nhiều để trẻ mau phục hồi. Ví dụ như tích cực cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, uống vitamin hoặc những thực phẩm lạ (do đồn thổi ăn vào sẽ tốt cho trẻ). Điều này không chỉ khiến trẻ sợ ăn mà còn dẫn tới việc rối loạn vị giác, dị ứng, rối loạn tiêu hóa.

2. Mẹ làm gì khi trẻ biếng ăn sau bệnh?

50967-tu-van-dinh-duong-cho-tre-bieng-an-11.jpg

Biếng ăn sau bệnh chủ yếu do tâm lý

Tình trạng biếng ăn sau bệnh của trẻ nguyên nhân chủ yếu do tâm lý từ cha mẹ và từ trẻ, do đó để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

- Dành thời gian cho trẻ bú mẹ nhiều hơn nếu trẻ còn bú mẹ để trẻ có thể ổn định tâm lý sau bệnh. Vì sau bệnh, trẻ thường vẫn còn dư âm mệt mỏi sụt cân, không muốn ăn. Khi ổn định tâm lý, trẻ cảm thấy thoải mái và có thể sẵn sàng hơn trong việc ăn uống. Với trẻ bú bình, mẹ dành thời gian trò chuyện, massage chân cho trẻ bình tĩnh trở lại và cảm thấy thư giãn, không bị áp lực trước giờ ăn.

- Tạo tâm lý thoải mái khi cho trẻ ăn, tuyệt đối không tạo ra trạng thái căng thẳng, mệt mỏi trước mặt trẻ vì điều này chỉ khiến trẻ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng theo và dẫn tới ăn ít hơn.

- Mẹ cần hiểu bản chất của việc biếng ăn sau bệnh, biếng ăn sau bệnh chỉ là tình trạng biếng ăn tạm thời và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ do đó mẹ không nên đặt nặng vấn đề sụt cân ở trẻ. Vì cha mẹ càng đặt nặng vấn đề này càng dẫn tới tâm lý lo lắng, stress và làm tăng nguy cơ biếng ăn kéo dài.

- Mẹ cho trẻ ăn theo nhu cầu, nghĩa là khi bé bật tín hiệu không muốn ăn nữa, sau khoảng 10 phút mẹ dừng cuộc ăn lại, cho bé uống nước và lau sạch miệng để trẻ hiểu rằng con đã kết thúc thời gian ăn uống. Cha mẹ cần hiểu, sau khi khỏi bệnh, trẻ ăn ít là bình thường và có thể uống nhiều sữa hoặc thích bú mẹ hơn.

- Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho trẻ nếu cảm thấy con ăn quá ít. Chia nhỏ bữa ăn giúp bé có thời gian tiêu hóa và giảm áp lực ăn nhiều.

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm nhưng không quá lỏng để trẻ vẫn có thể học cách nhai và cảm nhận mùi vị thức ăn.

- Không kiêng bất kỳ thực phẩm gì khi trẻ ăn, trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với thực phẩm đó.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI