Nhưng sự thật thì nó mang lại nhiều tác hại đối với con trẻ hơn cha mẹ nghĩ.
1. Tác hại từ việc kỷ luật con trước mặt nhiều người
Khi bạn bị sếp chỉ trích những sai lầm, thiếu sót trước mặt mọi người, bạn có ấm ức, có xấu hổ, có tức giận, có ái ngại trước ánh mắt mọi người nhìn bạn dường như thương xót hay khinh thường không?
Chắc chắn là có, vậy thì trẻ cũng giống như cảm xúc của bạn khi trẻ bị bạn kỷ luật lỗi lầm trước mặt rất nhiều người.
Đừng nghĩ trẻ nhỏ không biết gì, chúng cũng có 'thể diện" giống như bạn vậy. Đặc biệt khi đứa trẻ bước sang giai đoạn đi học tiểu học, trung học hay phổ thông. Lòng tự trọng của chúng rất cao và nếu bạn thường xuyên chỉ trích chúng trước mặt người khác, thay vì nghe lời chúng sẽ chống đối và tức giận, ấm ức.
Chúng ta thường tìm kiếm những phương pháp kỷ luật con không nước mắt, kỷ luật con thông minh nhưng chúng ta lại quên rằng, hành động kỷ luật con trước mặt người khác lại ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của con như thế nào:
- Đối với những đứa trẻ nhút nhát chúng sẽ càng nhút nhát hơn.
- Đối với những đứa trẻ nghịch ngợm, chúng sẽ càng lì lợm hơn và cảm thấy oan ức, chống đối trong những lần sau.
- Một số trẻ cảm thấy bị tổn thương khi cha mẹ kỷ luật chúng trước nhiều người, chúng xấu hổ, tự ti hoặc phá phách, chống đối.
2. Nên kỷ luật con thế nào trước đám đông?
Mặc dù kỳ luật con trước mặt mọi người là không nên, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không được kỷ luật hay dạy dỗ con khi con mắc lỗi.
- Trong trường hợp trẻ mắc lỗi trước nhiều người như đánh bạn, tranh giành đồ chơi, phá phách... thì thay vì mắng trẻ ngay tại đó, bạn hãy bế ngay trẻ ra khỏi chỗ đang có "chiến tranh". Hãy bế trẻ đến chỗ vắng vẻ, đủ yên tĩnh chỉ có bạn và trẻ và nghiêm khắc kỷ luật con tại đây, hãy nói cho con về hành động con vừa làm và hậu quả con sẽ nhận là gì. Trong trường hợp này, con và bạn sẽ hiểu nhau hơn và con sẽ làm theo hướng mà bạn mong muốn hơn.
- Trường hợp không tìm được nơi yên tĩnh trong đám đông để kỷ luật trẻ. Hãy bế trẻ ra khỏi chỗ "chiến tranh" và cúi ngang hàng với trẻ, nhìn vào mắt trẻ và nói rằng: "Chúng ta sẽ nói chuyện này khi trở về nhà". Cụm từ "trở về nhà" sẽ giúp trẻ hiểu rằng trẻ vẫn phải bị kỷ luật ở nhà dù rằng mọi chuyện đã xảy ra trước đó và giúp trẻ cố gắng thay đổi hành vi tại nơi trẻ đang đứng.
Cha mẹ nhớ, khi đã sử dụng cụm từ "trở về nhà" thì cần phải thực hiện đúng lời nói của mình khi trở về nhà và phạt trẻ nghiêm khắc để trẻ khắc ghi trong những lần sau. Để trẻ hiểu rằng, trẻ sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm của mình khi đã phạm lỗi.
Yeutre.vn (Tổng hợp)