Trẻ thường xuyên nói mớ, mộng du khi ngủ mẹ chủ quan, con nguy hiểm đấy!

Nói mớ hay mộng du khi ngủ là hiện tượng sinh lý khá phổ biến không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng thường xuyên gặp phải. Vì sao có hiện tượng này? Trẻ nói mớ, mộng du kéo dài có nguy hại gì không? 

banner ads

Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Vì sao trẻ thường nói mớ hay mộng du khi ngủ?

tre ngu
Trẻ nói mớ là hiện tượng sinh lý bình thường

Nói trong giấc mơ hay dân gian gọi là nói mớ - đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường và không phải là một loại bệnh. Trẻ nói mớ cũng không gây nguy hiểm gì cho trẻ hay mọi người xung quanh. Và hiện tượng này thường hay gặp ở trẻ nhỏ khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng hoặc khi trẻ sốt cao, thiếu ngủ cũng khiến trẻ nói mớ. 

Tương tự, mộng du cũng được coi là hiện tượng sinh lý bình thường và xảy ra ở mọi độ tuổi. Khi mộng du, trẻ thường thực hiện các hoạt động một cách vô thức trong giấc ngủ. Nguyên nhân cũng tương tự như nói mớ, khi mộng du trẻ thường mệt mỏi, tâm lý căng thẳng. 

Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ mộng du là do quá lo lắng, áp lực về điều gì đó như sợ đi học, sợ tè dầm chẳng hạn; trẻ sợ bóng đêm; trẻ thiếu ngủ; ban ngày xem trò chơi bạo lực, phim hành động hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc.

banner ads

2. Trẻ nói mớ, mộng du có đáng lo ngại?

Vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường khi tâm lý gặp căng thẳng, mệt mỏi nên cha mẹ thường chủ quan và bỏ qua. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thỉnh thoảng xảy ra thì không đáng lo. Trong trường hợp, trẻ liên tục nói mớ, khóc và mộng du thì cha mẹ cần phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho trẻ. Vì hiện tượng này càng kéo dài càng ảnh hưởng tới cuộc sống ban ngày như gây mệt mỏi, kém tập trung... 

Đồng thời, nếu để thần kinh trẻ quá mệt mỏi, sợ hãi cũng khiến trẻ chậm phát triển về não bộ. Do đó, cha mẹ nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn điều trị nếu thấy trẻ có dấu hiệu ngày càng mệt mỏi, nói mớ, mộng du kéo dài.

3. Làm thế nào để trẻ mộng du an toàn?

tre mong du
Trẻ mộng du khi ngủ

Riêng với mộng du, cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận. Vì khi mộng du trẻ sẽ có hành động y như tỉnh dù mắt vẫn nhắm và hành động trong vô thức. Trẻ có thể lấy nước uống, đi tắm hoặc đi lang thang, sử dụng các vật sắc nhọn như dao... 

Thực tế cho thấy, mộng du sẽ tái diễn những hoạt động ban ngày của trẻ. Do đó, vào ban ngày mẹ nên cho trẻ chơi những đồ chơi nhẹ nhàng, không gian thoải mái, không có vật dụng dọn dễ gây thương tích. Trước khi đi ngủ, mẹ nên đóng chặt cửa, không để đồ vật tránh lối ra vào, không để vật sắc nhọn ở tầm tay trẻ, cho trẻ ngủ tầng trệt...

Khi thấy trẻ lang thang trong nhà trong vô thức, mẹ hãy nhẹ nhàng đến gần và hướng trẻ quay lại giường và đưa trẻ đi ngủ say lại. Tuyệt đối tránh đánh thức hay làm con giật mình khi con đang mộng du. 

Theo các bác sĩ, chứng mộng du ở trẻ sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ trưởng thành với điều kiện, cha mẹ luôn giúp con thư giãn trước khi ngủ băng những bản nhạc êm dịu, tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ, giữ không gian ngủ yên tĩnh, tránh cho trẻ chơi hoạt động quá mệt mỏi vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ, đưa trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ và uống một ít nước...

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI