Với nhịp thở của trẻ dưới 6 tháng tuổi có nhịp thở vào khoảng 35 – 40 lần/ phút. Mẹ có thể đếm nhịp thở xem trẻ sơ sinh thở nhanh bao nhiu nhịp một phút.
1. Cách đếm nhịp thở cho trẻ sơ sinh
Mẹ có thể đếm nhịp thở cho trẻ bằng cách ôm bé nằm trong lòng, trong trạng thái yên lặng, trẻ không quấy khóc. Tiếp đến, mẹ vén áo trẻ lên quá phần ngực. Mẹ đếm nhịp thở bằng cách nhìn vào bụng hoặc ngực trẻ, mỗi lần hít vào - thở ra là một nhịp.
Mẹ hãy đếm nhịp thở trong vòng 1 phút, không được đếm 30 giây hoặc 20 giây rồi nhân lên, vì trẻ sơ sinh thường có nhịp thở không đều nên mẹ hãy đếm lại lần 2, lần 3 cho chắc chắn nhé.
2. Dấu hiệu trẻ trẻ sơ sinh thở nhanh
Mẹ có thể nhận biết trẻ thở nhanh qua những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở hơn 60 lần/phút.
- Trẻ sơ sinh từ 2 tháng – 11 tháng tuổi: nhịp thở hơn 50 lần/phút.
Trẻ sơ sinh thở nhanh là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm phổi. Vì vậy khi thấy triệu chứng này khả năng rất cao là trẻ đã bị viêm phổi. Riêng đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu nhịp thở trên 70 lần/phút có khả năng trẻ đang viêm phổi nặng.
3. Trẻ sơ sinh thở nhanh có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh thở nhanh khi bị thiếu oxy, điều này gây ra bởi bệnh viêm phổi. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu thở nhanh, mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống, mà cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị hiệu quả.
Theo Bs. Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp – BV Nhi Đồng 1, cho biết, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO). Trong một năm, trẻ dưới 12 tháng càng dễ bệnh nặng hơn vì do sức đề kháng chưa hoàn chỉnh. Số bệnh nhi nhập viện và có nguy cơ tử vong cũng nằm trong nhóm trẻ sơ sinh.
Nhiễm khuẩn hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng. Bệnh thường có biểu hiện là ho dưới 30 ngày. Nhiễm khuẩn hô hấp có hai loại:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm nhiễm vùng tai mũi họng) thường do siêu vi, nếu chăm sóc tốt, đa số sẽ tự khỏi.
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới gồm viêm phế quản, viêm phổi…
Trường hợp trẻ sơ sinh thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp như: chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản. Nhiều trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.
4. Cách thức xử lý khi trẻ sơ sinh thở nhanh
Khi thấy tình trạng bé thở nhanh, trước hết mẹ nên cho bé bú đều, uống đầy đủ nước. Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé.
Đối với trẻ nhỏ, khi có sự cố về sức khỏe thì sẽ có những dấu hiệu bất thường xuất hiện ra bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát con và khi phát hiện trẻ có một trong những triệu chứng bất thường như: môi tím tái, khó thở, trẻ sơ sinh sốt trên 38 độ, mất nước hay ho kèm mật xanh,.. thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Trẻ sơ sinh thở nhanh - tỉ lệ rất cao dấu hiệu trẻ đang mắc phải bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra cho trẻ. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ, liên quan đến vấn đề thở nhanh của bé. Mẹ hãy luôn quan sát trẻ thật kỹ, để qua nhịp thở của con, nếu có bất thường mẹ sẽ phát hiện sớm để điều trị kịp thời cho con nhé!
Ngọc Huyền tổng hợp