Trẻ sơ sinh thở mạnh - nguyên nhân do đâu và cách khắc phục?

Trẻ sơ sinh thở mạnh như một dấu hiệu thông báo trẻ đang gặp khó khăn trong việc thở. Nhịp thở của trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng, điều đó thể hiện được tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì thế, thông qua nhịp thở, chúng ta có thể kịp thời phát hiện ra nếu tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề nào đó. Vậy trẻ thở mạnh - mẹ cần nghĩ đến những khả năng bất ổn nào của trẻ, cũng như cần xử trí ra sao? Mẹ hãy cùng Yeutre.vn xem qua một số nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh thở mạnh và cách khắc phục cho bé như dưới đây nhé.

banner ads
trẻ sơ sinh thở mạnh khi ngủ
Trẻ sơ sinh thở mạnh có gây nguy hiểm cho trẻ không - Ảnh Internet

1. Trẻ sơ sinh thở mạnh có nguy hiểm cho trẻ không?

Khi trẻ lọt lòng mẹ khoảng 10 – 20 giây bé sẽ có những nhịp thở đầu tiên. Đầu tiên, em bé sẽ hít đầy không khí, sau đó thở mạnh ra, không khí đi qua khe thanh quản tạo nên tiếng khóc đầu tiên của bé.

Một trẻ sơ sinh có nhịp thở 40 – 60 lần/ phút. Trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh hơn so với người lớn. Trẻ sơ sinh thở mạnh cũng là hiện tượng thở theo chu kì, lúc đầu là nhanh và sâu nhưng sau đó chậm và nông hơn. Trẻ sơ sinh thở mạnh thường vào ban đêm, thở nhanh, thở khò khè. Nếu là tình trạng sinh lý thì không nguy hiểm cho trẻ, một thời gian sẽ hết, nhưng nếu là bệnh lý, mẹ cần đưa trẻ đi bác sỹ ngay để điều trị cho bé. 

bé le lưỡi liếm môi
Trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh hơn so với người lớn - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh

Như đề cập ở trên, khi trẻ vừa mới chào đời, hệ hô hấp của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì thế, nhịp thở của trẻ sẽ không đồng đều, ngắn dài, đứt quãng rồi ổn định. Như thế, trẻ sơ sinh thở mạnh trước hết là tình trạng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ thở mạnh lại là dấu hiệu bệnh lý. Vậy làm đế nào để phân biệt và xử trí sao cho đúng, mẹ có thể xem chi tiết các nguyên nhân sau:

2.1 Trẻ sơ sinh thở mạnh vì nghẹt mũi

bé giơ cao hai tay và ngáp
Trẻ sơ sinh thở mạnh có thể bị nghẹt mũi - Ảnh Internet

Đây là nguyên nhân chính và phổ biến khiến trẻ sơ sinh thở mạnh, có thể do trẻ bị cảm lạnh khiến trẻ chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi. Vì thế, nếu trẻ thở mạnh kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, mẹ chỉ cần vệ sinh mũi bé thường xuyên hoặc dùng thuốc xịt mũi. Nhưng, nếu trẻ sơ sinh thở mạnh quá 2 tuần, thì mẹ nên đưa trẻ khám bác sĩ.

2.2 Sốt

mẹ sờ trán bé bằng tay
Sốt là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh - Ảnh Internet

Khi trẻ sốt, trẻ phải thở mạnh để là giảm cơn nóng và là một cơ chế để giúp cho cơ thể nhanh chóng hồi phục. Hơi thở của bé dần ổn định khi trẻ giảm sốt.

2.3 Hoạt động mạnh

bé đang cười đùa
Vui chơi nhiều khiến trẻ sơ sinh thở mạnh để cung cấp oxy - Ảnh Internet

Trẻ hoạt động mạnh thường phải thở mạnh để giúp cung cấp oxy nhiều hơn cho mọi hoạt động của tế bào. Cũng có thể trẻ vui chơi hít phải bụi bẩn làm trẻ ho, nên trẻ mới thở mạnh.

2.4 Thở khò khè

bé há miệng khóc
Trẻ sơ sinh thở mạnh cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh thở khò khè là triệu chứng rõ nét của bệnh hen suyễn. Do sự tắc nghẽn của một phần nào đó trong đường thở dẫn đến trẻ sơ sinh thở mạnh. Trường hợp này, cho trẻ hít albuterol hoặc máy phun sương sẽ giúp giảm triệu chứng này. Nhưng mẹ cũng cần lưu ý, sử dụng bất kỳ thuốc nào cho trẻ đều phải qua thăm khám, tư vấn, đơn kê của bác sỹ chuyên khoa. 

2.5 Viêm đường hô hấp

Viêm phổi và viêm phế quản là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường phát triển từ việc cảm lạnh thông thường. Do vậy, trẻ thở mạnh kèm theo các dấu hiệu bất ổn khác như sốt, quấy khóc,...mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Khi bé thở mạnh và qua quá trình theo dõi, nếu mẹ thấy xuất hiện kèm theo một vài dấu hiệu sau thì nhất thiết phải đưa trẻ đi bác sỹ, để kịp thời điều trị:

  • Trẻ thở hơn 60 lần/ phút.
  • Rên rỉ dai dẳng ở cuối mỗi hơi thở.
  • Lỗ mũi loe ra, phồng lên là dấu hiệu trẻ đang nỗ lực để hít thở.
  • Hơi thở như tiếng riết, âm thanh the thé kèm theo ho.
  • Các cơ ngực co bóp mạnh hơn so với bình thường.
  • Có những lúc trẻ ngừng thở hơn 10 giây.
  • Xuất hiện chứng xanh tím ở trán, mũi, môi là dấu hiệu không nhận máu từ phổi.
bác sĩ đặt ống nghe trên ngực bé
Khi có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ khi khám - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh thở mạnh -  mẹ cần phải chú ý và thường xuyên theo dõi nhịp thở của con mình, xem còn kèm theo dấu hiệu nào khác không. Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm, lúc kèm theo tiếng khò khè, có khi ngừng thở trong vài giây. Ngoài các yếu tố này, Nếu cảm thấy có bất kì một triệu chứng gì bất thường, mẹ nhất thiết phải đưa con đến bệnh viện để kịp thời điều trị. 

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI